Ngày 25/1, tại thành phố Đà Nẵng, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Ứng phó khẩn cấp bệnh tay chân miệng,” với sự tham dự của đại diện hội chữ thập đỏ 9 tỉnh, thành triển khai dự án.
Hội nghị nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của các địa phương về công tác triển khai các nội dung của dự án và đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ để duy trì sự bền vững của dự án trong tương lai.
Qua 9 tháng triển khai dự án (từ tháng 4-12/2012) kết quả cho thấy, hoạt động của dự án đã có sự tác động mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm, tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng ưu tiên là những người trực tiếp chăm sóc trẻ.
Kiến thức của người dân về bệnh tay chân miệng, các biện pháp phòng tránh lây lan đã được cải thiện rõ rệt. Dự án đã đào tạo được hơn 4.200 tình nguyện viên, thông qua đội ngũ này đã cấp phát hơn 123.000 bánh xà phòng, hàng trăm ngàn tờ rơi và truyền thông các kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tay chân miệng cho trên 500.000 hộ gia đình.
Dự án đã hoàn thành được mục tiêu đề ra là góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, tử vong và lây lan trong cộng đồng và những tác động do bệnh tay chân miệng tại địa bàn 9 tỉnh thành triển khai dự án gồm An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Long An, Quảng Ngãi, Sóc Trăng và Vĩnh Long.
Để dự án hoạt động bền vững trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng cần tiếp tục cập nhật thông tin về tình hình bệnh để phối hợp với ngành y tế duy trì các hoạt động của dự án tại địa phương. Xây dựng kế hoạch sử dụng lực lượng tình nguyện viên để tiếp tục truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về bệnh tay chân miệng và một số hoạt động ứng phó khẩn cấp về sức khỏe trong các dự án khác tại địa phương. Tham mưu cho chính quyền địa phương nhân rộng mô hình này tại các địa bàn dự án chưa can thiệp và đề nghị hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ dự án./.
Hội nghị nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của các địa phương về công tác triển khai các nội dung của dự án và đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ để duy trì sự bền vững của dự án trong tương lai.
Qua 9 tháng triển khai dự án (từ tháng 4-12/2012) kết quả cho thấy, hoạt động của dự án đã có sự tác động mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm, tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng ưu tiên là những người trực tiếp chăm sóc trẻ.
Kiến thức của người dân về bệnh tay chân miệng, các biện pháp phòng tránh lây lan đã được cải thiện rõ rệt. Dự án đã đào tạo được hơn 4.200 tình nguyện viên, thông qua đội ngũ này đã cấp phát hơn 123.000 bánh xà phòng, hàng trăm ngàn tờ rơi và truyền thông các kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tay chân miệng cho trên 500.000 hộ gia đình.
Dự án đã hoàn thành được mục tiêu đề ra là góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, tử vong và lây lan trong cộng đồng và những tác động do bệnh tay chân miệng tại địa bàn 9 tỉnh thành triển khai dự án gồm An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Long An, Quảng Ngãi, Sóc Trăng và Vĩnh Long.
Để dự án hoạt động bền vững trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng cần tiếp tục cập nhật thông tin về tình hình bệnh để phối hợp với ngành y tế duy trì các hoạt động của dự án tại địa phương. Xây dựng kế hoạch sử dụng lực lượng tình nguyện viên để tiếp tục truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về bệnh tay chân miệng và một số hoạt động ứng phó khẩn cấp về sức khỏe trong các dự án khác tại địa phương. Tham mưu cho chính quyền địa phương nhân rộng mô hình này tại các địa bàn dự án chưa can thiệp và đề nghị hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ dự án./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)