Ngay sau khi Mỹ bác bỏ những cáo buộc của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai về sự can thiệp của phương Tây vào các cuộc bầu cử ở nước này, ngày 2/4, nhà lãnh đạo quốc gia Nam Á đã điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhằm làm rõ vấn đề trên.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley nêu rõ cuộc điện đàm diễn ra trên tinh thần xây dựng và chân thành. Tổng thống Karzai tái khẳng định các cam kết đối với quan hệ đối tác giữa hai nước, đồng thời đánh giá cao sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế dành cho Afghanistan.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khuyến cáo nhà lãnh đạo Afghanistan tập trung vào các mục tiêu chung nhằm sớm ổn định tình hình trong nước thay vì "xoáy sâu" vào quá khứ.
Một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết Washington hài lòng với cuộc điện đàm này và hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác.
Về phần mình, người phát ngôn của Tổng thống Karzai, ông Waheed Omer cho rằng phần lớn bình luận của ông Karzai đã bị hiểu lầm. Theo ông, giữa Afghanistan và cộng đồng quốc tế có sự khác biệt trong quan điểm đối với các vấn đề cụ thể, song Tổng thống Karzai chỉ muốn quốc tế tập trung vào những quan ngại của người dân và Chính phủ Afghanistan.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Karl Eikenberry đã gặp Tổng thốngKarzai để yêu cầu làm rõ những cáo buộc "lố bịch" của ông này ngày 1/4, cho rằng phương Tây đã cố tình phá hoại và dàn xếp việc gian lận bầu cử tại nước này.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 2/4, các cố vấn Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan đã cảnh báo Tổng thống Karzai không nên vội vã đi đến thỏa thuận với phiến quân như một phần của tiến trình hòa giải dân tộc. Họ cho rằng tiến trình này tại Afghanistan sẽ phải kéo dài ít nhất 3 năm do sự phức tạp của các vấn đề và lập trường trái ngược của các bên liên quan.
Tổng thống Karzai dự kiến sẽ bắt đầu thảo luận với các đại diện phiến quân nhằm thúc đẩy tiến trình hòa giải dân tộc vào ngày 2/5 tới./.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley nêu rõ cuộc điện đàm diễn ra trên tinh thần xây dựng và chân thành. Tổng thống Karzai tái khẳng định các cam kết đối với quan hệ đối tác giữa hai nước, đồng thời đánh giá cao sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế dành cho Afghanistan.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khuyến cáo nhà lãnh đạo Afghanistan tập trung vào các mục tiêu chung nhằm sớm ổn định tình hình trong nước thay vì "xoáy sâu" vào quá khứ.
Một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết Washington hài lòng với cuộc điện đàm này và hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác.
Về phần mình, người phát ngôn của Tổng thống Karzai, ông Waheed Omer cho rằng phần lớn bình luận của ông Karzai đã bị hiểu lầm. Theo ông, giữa Afghanistan và cộng đồng quốc tế có sự khác biệt trong quan điểm đối với các vấn đề cụ thể, song Tổng thống Karzai chỉ muốn quốc tế tập trung vào những quan ngại của người dân và Chính phủ Afghanistan.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Karl Eikenberry đã gặp Tổng thốngKarzai để yêu cầu làm rõ những cáo buộc "lố bịch" của ông này ngày 1/4, cho rằng phương Tây đã cố tình phá hoại và dàn xếp việc gian lận bầu cử tại nước này.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 2/4, các cố vấn Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan đã cảnh báo Tổng thống Karzai không nên vội vã đi đến thỏa thuận với phiến quân như một phần của tiến trình hòa giải dân tộc. Họ cho rằng tiến trình này tại Afghanistan sẽ phải kéo dài ít nhất 3 năm do sự phức tạp của các vấn đề và lập trường trái ngược của các bên liên quan.
Tổng thống Karzai dự kiến sẽ bắt đầu thảo luận với các đại diện phiến quân nhằm thúc đẩy tiến trình hòa giải dân tộc vào ngày 2/5 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)