Ngày 29/11, Tổng thống Nepal Ram Baran Yadav đã gia hạn thêm một tuần để các đảng phái chính trị ở nước này thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc dẫn dắt Nepal hướng tới cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Tổng thống Yadav đưa ra quyết định trên sau khi các nhà lãnh đạo các đảng phái chủ chốt ở Nepal không đạt được thỏa thuận về thành phần nội các đề xuất vào hạn chót ngày 29/11 do Tổng thống Yadav ấn định trước đó.
Một tuyên bố từ văn phòng Tổng thống Yadav nêu rõ: "Theo yêu cầu của các chính đảng cần có thêm thời gian để lựa chọn thủ tướng và thành lập một nội các thông qua sự đồng thuận chính trị, Tổng thống đã kéo dài thời hạn đến ngày 6/12."
Nepal lâm vào khủng hoảng chính trị và không có một chính phủ chính thức từ tháng 5 vừa qua, khi Hội đồng lập hiến - hoạt động với chức năng nghị viện lập pháp - phải giải tán vì không đáp ứng thời hạn chót soạn thảo hiến pháp mới sau khi cuộc nội chiến kéo dài 10 năm kết thúc năm 2006.
Chính phủ tạm quyền đang lãnh đạo nước này do Thủ tướng Baburam Bhattarai thuộc Đảng Cộng sản thống nhất của Nepal (UCPN-M) đứng đầu. Các cuộc thương lượng thành lập chính phủ mới bế tắc về vị trí người đứng đầu chính phủ đoàn kết dân tộc.
Các khối đối lập phản đối ý tưởng ông Bhattarai đứng đầu chính phủ này, trong khi UCPN-M khẳng định Thủ tướng Bhattarai sẽ không từ chức nếu các bên chưa đạt được thỏa thuận về các vấn đề cốt lõi trong hiến pháp./.
Tổng thống Yadav đưa ra quyết định trên sau khi các nhà lãnh đạo các đảng phái chủ chốt ở Nepal không đạt được thỏa thuận về thành phần nội các đề xuất vào hạn chót ngày 29/11 do Tổng thống Yadav ấn định trước đó.
Một tuyên bố từ văn phòng Tổng thống Yadav nêu rõ: "Theo yêu cầu của các chính đảng cần có thêm thời gian để lựa chọn thủ tướng và thành lập một nội các thông qua sự đồng thuận chính trị, Tổng thống đã kéo dài thời hạn đến ngày 6/12."
Nepal lâm vào khủng hoảng chính trị và không có một chính phủ chính thức từ tháng 5 vừa qua, khi Hội đồng lập hiến - hoạt động với chức năng nghị viện lập pháp - phải giải tán vì không đáp ứng thời hạn chót soạn thảo hiến pháp mới sau khi cuộc nội chiến kéo dài 10 năm kết thúc năm 2006.
Chính phủ tạm quyền đang lãnh đạo nước này do Thủ tướng Baburam Bhattarai thuộc Đảng Cộng sản thống nhất của Nepal (UCPN-M) đứng đầu. Các cuộc thương lượng thành lập chính phủ mới bế tắc về vị trí người đứng đầu chính phủ đoàn kết dân tộc.
Các khối đối lập phản đối ý tưởng ông Bhattarai đứng đầu chính phủ này, trong khi UCPN-M khẳng định Thủ tướng Bhattarai sẽ không từ chức nếu các bên chưa đạt được thỏa thuận về các vấn đề cốt lõi trong hiến pháp./.
(TTXVN)