Ngày 3/2, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa nước ông với Nam Sudan.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Blue Nile của Sudan, ông al-Bashir cho biết "Bầu không khí hiện nay giữa hai nước Sudan và Nam Sudan ngày càng trở nên căng thẳng và đang tiến gần tới một cuộc chiến tranh hơn là bầu không khí hòa bình."
Tuy nhiên, ông khẳng định Sudan cam kết tìm kiếm hòa bình thông qua đối thoại dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi.
Ông al-Bashir đưa ra cảnh báo trên sau khi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir ngày 2/2 cảnh báo rằng các cuộc xung đột giữa hai bên có thể tái diễn nếu cuộc đàm phán về chia sẻ nguồn lợi dầu mỏ với Khartoum không bao gồm một thỏa thuận về các vấn đề chủ chốt khác, trong đó có khu vực tranh chấp Abyei.
[Nam Sudan cáo buộc Sudan giết hại hơn 40 người]HTML clipboard
Căng thẳng giữa hai nước láng giềng này ngày càng gia tăng khi đến nay vẫn chưa thỏa thuận được về vấn đề phân chia biên giới và nguồn lợi từ dầu mỏ, cũng như những cáo buộc về ủng hộ các nhóm vũ trang chống phá lẫn nhau.
Sudan cho rằng kể từ khi Nam Sudan độc lập tháng 7/2011, nước này đã bị mất 3/4 tổng sản lượng dầu mỏ vào tay Nam Sudan, khiến ngân sách năm 2011 bị thâm hụt nghiêm trọng và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Nam Sudan cho biết 90% thu nhập ngân sách của nước này dựa vào dầu mỏ.
Từ ngày 1/2 vừa qua, Nam Sudan đã quyết định ngừng tất cả các hoạt động hợp tác dầu khí với Sudan, kể cả hoạt động khai thác dầu khí chung, do tranh cãi leo thang giữa hai bên về vấn đề dầu mỏ.
Trong khi đó, tại các bang giàu dầu mỏ nằm trên biên giới hai nước như Nam Kordofan và Blue Nile, xung đột giữa quân đội và các tay súng bộ lạc thường xuyên xảy ra.
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng giữa Sudan và Nam Sudan có thể đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực.
Cùng ngày 3/2, phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc cho biết Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCHR) bày tỏ quan ngại về các vụ xung đột sắc tộc diễn ra trong những ngày vừa qua ở bang Warrap, miền Bắc Nam Sudan, làm 78 người chết, 9 người mất tích và 72 người bị thương, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em.
Người phát ngôn OHCHR Rupert Colville kêu gọi tất cả các cơ quan liên quan có các biện pháp khẩn cấp để giúp bảo vệ các quyền lợi kinh tế và xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công này.
Ông Colville cho rằng tình trạng cướp bóc gia súc trong các vụ xung đột này, với trên 70.000 gia súc đã bị cướp đi, cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 40.000 người khác vốn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, lương thực, chỗ ở và thuốc men./.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Blue Nile của Sudan, ông al-Bashir cho biết "Bầu không khí hiện nay giữa hai nước Sudan và Nam Sudan ngày càng trở nên căng thẳng và đang tiến gần tới một cuộc chiến tranh hơn là bầu không khí hòa bình."
Tuy nhiên, ông khẳng định Sudan cam kết tìm kiếm hòa bình thông qua đối thoại dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi.
Ông al-Bashir đưa ra cảnh báo trên sau khi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir ngày 2/2 cảnh báo rằng các cuộc xung đột giữa hai bên có thể tái diễn nếu cuộc đàm phán về chia sẻ nguồn lợi dầu mỏ với Khartoum không bao gồm một thỏa thuận về các vấn đề chủ chốt khác, trong đó có khu vực tranh chấp Abyei.
[Nam Sudan cáo buộc Sudan giết hại hơn 40 người]
Căng thẳng giữa hai nước láng giềng này ngày càng gia tăng khi đến nay vẫn chưa thỏa thuận được về vấn đề phân chia biên giới và nguồn lợi từ dầu mỏ, cũng như những cáo buộc về ủng hộ các nhóm vũ trang chống phá lẫn nhau.
Sudan cho rằng kể từ khi Nam Sudan độc lập tháng 7/2011, nước này đã bị mất 3/4 tổng sản lượng dầu mỏ vào tay Nam Sudan, khiến ngân sách năm 2011 bị thâm hụt nghiêm trọng và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Nam Sudan cho biết 90% thu nhập ngân sách của nước này dựa vào dầu mỏ.
Từ ngày 1/2 vừa qua, Nam Sudan đã quyết định ngừng tất cả các hoạt động hợp tác dầu khí với Sudan, kể cả hoạt động khai thác dầu khí chung, do tranh cãi leo thang giữa hai bên về vấn đề dầu mỏ.
Trong khi đó, tại các bang giàu dầu mỏ nằm trên biên giới hai nước như Nam Kordofan và Blue Nile, xung đột giữa quân đội và các tay súng bộ lạc thường xuyên xảy ra.
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng giữa Sudan và Nam Sudan có thể đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực.
Cùng ngày 3/2, phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc cho biết Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCHR) bày tỏ quan ngại về các vụ xung đột sắc tộc diễn ra trong những ngày vừa qua ở bang Warrap, miền Bắc Nam Sudan, làm 78 người chết, 9 người mất tích và 72 người bị thương, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em.
Người phát ngôn OHCHR Rupert Colville kêu gọi tất cả các cơ quan liên quan có các biện pháp khẩn cấp để giúp bảo vệ các quyền lợi kinh tế và xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công này.
Ông Colville cho rằng tình trạng cướp bóc gia súc trong các vụ xung đột này, với trên 70.000 gia súc đã bị cướp đi, cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 40.000 người khác vốn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, lương thực, chỗ ở và thuốc men./.
(TTXVN/Vietnam+)