“Cho anh bộ xếp hình tàu thám hiểm của em đi, Tết có tiền mừng tuổi anh sẽ mua bộ mới cho em. – Không, tiền mừng tuổi của anh được ít lắm, chẳng đủ mua bộ đồ chơi này đâu. – Có đủ đấy, năm nay bác Nga ở Malaysia về thể nào bác cũng mừng tuổi cho chúng mình nhiều tiền, anh sẽ mua cho em bộ xịn hơn bộ này nữa…”
Lời đối thoại của anh em Hưng (đứa lên mười, đứa lên bảy tuổi) ở Đội Cấn, Hà Nội khiến không ít người ngạc nhiên trước sự “láu cá” của bọn trẻ, thì ra chúng đã nhẩm tính những kế hoạch sử dụng khoản tiền mừng tuổi Tết từ lúc này.
Không chỉ riêng anh em Hưng, có lẽ với bất cứ đứa trẻ nào, điều làm chúng háo hức nhất mỗi dịp Tết đến xuân về là được tung tẩy trên tay những phong bao lì xì đỏ thắm với những lời chúc tốt lành của người lớn dành cho chúng. Bởi vậy, sắp đến Tết âm lịch, không ít trẻ em thành phố đã hào hứng lập những kế hoạch cho việc chi tiêu tiền mừng tuổi.
Như trường hợp của cháu Phương học lớp 3, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội là một ví dụ.
Chị Vân, mẹ cháu Phương kể rằng, mọi năm cứ hết Tết là chị tịch thu tiền mừng tuổi của con nhưng năm nay, khi hai vợ chồng đang ca cẩm việc Tết đến, lại phải lo bao nhiêu khoản tiền thì Phương chạy vào “tuyên bố”: “Năm nay mẹ phải cho con tiêu tiền mừng tuổi, mẹ không được lấy của con nữa.”
Chị Vân hết sức ngạc nhiên, hỏi xem con cần tiêu gì mà đòi tiền mừng tuổi thì bé Phương đưa ra hàng loạt lý do như "Con búp bê của con gẫy chân rồi, con thích búp bê Barbie như của chị Mai, con cũng thích có một cái đèn bàn hình bông hoa như của bạn Hà…"
Những lý do Phương nêu ra đều chính đáng cả, nghĩ vậy nên chị Vân đồng ý với con. Phương thích lắm, cháu lập tức chạy đi khoe với đám bạn trong xóm. Vậy là, mấy đứa kia cũng bắt chước Phương, về đòi bố mẹ cho mình được quyền tiêu tiền mừng tuổi.
“Đến tuần nay, cứ đi học về là các cháu tụm nhau lại bàn bạc như người lớn việc mua mua bán bán nhưng cứ sau mỗi lần bàn bạc chúng lại đưa ra những quyết định khác nhau,” chị Vân lấy làm thú vị.
Trường hợp khác là của cháu Ngọc Anh ở Cầu Giấy, Hà Nội. Dù mới học lớp bốn nhưng Ngọc Anh tỏ ra rất láu lỉnh. Ngọc Anh rất muốn mua một bộ cờ cá ngựa có nam châm ngót nghét một trăm nghìn đồng, lại thích mua búp bê bé gái tới hơn hai trăm nghìn và cả balô mèo Kittty cũng gần hai trăm nghìn nữa.
Lúi húi ngồi cộng những thứ mình thích đã gần năm trăm nghìn đồng, một con số không nhỏ so với tiền mừng tuổi mỗi dịp Tết, nên Ngọc Anh đã đón trước rào sau với mẹ để có được khoản tiền mừng tuổi này.
“Cháu kể với tôi kế hoạch chi tiêu của cháu, rồi còn nói rằng ‘con ước gì năm nay con đủ tiền mừng tuổi để mua được những thứ này.’ Nó láu cá vậy đấy, xem ra mình cũng phải tính kẻo đầu năm mới đã làm nó buồn cũng không nên,” chị Hương, mẹ Ngọc Anh nói.
Giống như chị Hương, không ít phụ huynh khi thấy con mình còn bé đã biết tính toán như thế thì lấy làm thú vị lắm song sau đó, một số người lại chột dạ, phải xoay đâu ra tiền để đáp ứng nhu cầu của chúng, nếu đầu năm mới đã để chúng thất vọng thì tội nghiệp.
Cũng có những trường hợp, sự tính toán của trẻ đã khiến phụ huynh phải lo lắng.
Chị Thúy (Khâm Thiên, Hà Nội) kể rằng, hàng năm do gia đình chị và anh em họ hàng là những người có điều kiện nên ai cũng sẵn sàng rút ví ra mừng tuổi một cách hào phóng cho đứa con trai đang học lớp 6 của chị. Tính ra khoản tiền mừng tuổi của cháu mỗi Tết cũng ngót nghét năm triệu đồng. Chị Thúy chỉ đưa cho cháu một vài trăm ngàn đồng tiền mặt còn thì chị thu lại và âm thầm gửi vào tài khoản riêng cho con.
Mọi lần tuy không vui nhưng Hà (con trai chị) vẫn phải ngoan ngoãn nộp lại tiền cho mẹ nhưng năm nay em lại “giao kèo” với mẹ trước rằng em sẽ sử dụng tiền mừng tuổi của mình.
“Khi tôi hỏi lý do gì cần đến khoản tiền lớn, cháu giải thích là con phải mua đôi giầy trượt patin Inline Skate giá một triệu đồng chứ con không thích đôi patin bánh ngang chỉ có hai trăm nghìn đồng mẹ mua cho con đâu…” chị Thúy kể.
Song điều khiến chị lo lắng là chị tìm hiểu và biết, Hà đòi mua cho được đôi giầy trượt patin đắt tiền đó không phải vì cháu thích nó mà vì nghĩ mình phải tiêu cái gì xứng với khoản tiền mừng tuổi của mình.
Bên cạnh đó, một số trẻ lại khiến cha mẹ xúc động trước kế hoạch tiêu tiền mừng tuổi của chúng.
Ví như kế hoạch của anh em Chiến và Hằng ở Mỹ Đình, Hà Nội. Chị Đức, mẹ của hai em kể rằng, một hôm thấy anh em Chiến to nhỏ chuyện gì bên bàn học suốt nửa giờ đồng hồ, chị đến xem thì thấy trên mảnh giấy có nét chữ của Chiến ghi rất to con số một triệu hai trăm nghìn đồng khiến chị giật mình.
Hỏi ra, chị Đức mới biết, con số trên là kết quả tiền mừng tuổi tính trước của hai anh em. Nhìn kỹ trên tờ giấy, chị thấy Chiến ghi chi ly: "quần áo cũ của mình và ba trăm nghìn nộp tiền từ thiện cho các bạn vùng cao, năm mươi nghìn nộp cho bạn Tuấn để giúp bạn Cúc..."
Xúc động, chị Đức đã ngồi xuống nghe các con chia sẻ kế hoạch làm từ thiện bằng tiền mừng tuổi của mình và chị đã dành thời gian hướng dẫn các con lập một kế hoạch hoàn hảo hơn.
Theo ông Đặng Trần Tính, Phó Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội, tục mừng tuổi cho trẻ vốn là nét đẹp trong văn hóa Tết của dân tộc. Một thực tế ở Việt Nam, lúc trẻ còn nhỏ, bố mẹ thường giữ khoản tiền này cho con. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng phải biết, đến một độ tuổi nhất định, trẻ có nhu cầu tiêu tiền thì bố mẹ phải đưa tiền mừng tuổi và hướng dẫn cho chúng tiêu.
Giải thích cho việc này, ông Tính nói, khi trẻ lên kế hoạch chi tiêu tức là chúng đã có ý kiến riêng của mình, phụ huynh không nên lo ngại về điều này và cần phải tôn trọng chúng. Nếu tới lúc trẻ có nhu cầu tiêu tiền nhưng vẫn bị bố mẹ giữ tiền mừng tuổi của mình sẽ khiến chúng ức chế, khi đó, nếu được sử dụng tiền chúng thường tiêu bừa.
Ông Tính nhắc các bậc phụ huynh nên có lời ngợi khen khi thấy con sử dụng tiền vào mục đích tốt và ông đưa ra lời khuyên cho họ: “Phụ huynh phải lập kế hoạch hướng dẫn trẻ tiêu tiền chứ không nên cấm đoán hay bẻ ngoặt trẻ khi chúng đã có chứng kiến riêng của mình, nhất là đối với tiền mừng tuổi, thứ mà trẻ vẫn hay hào hứng với nó nhất”./.
Lời đối thoại của anh em Hưng (đứa lên mười, đứa lên bảy tuổi) ở Đội Cấn, Hà Nội khiến không ít người ngạc nhiên trước sự “láu cá” của bọn trẻ, thì ra chúng đã nhẩm tính những kế hoạch sử dụng khoản tiền mừng tuổi Tết từ lúc này.
Không chỉ riêng anh em Hưng, có lẽ với bất cứ đứa trẻ nào, điều làm chúng háo hức nhất mỗi dịp Tết đến xuân về là được tung tẩy trên tay những phong bao lì xì đỏ thắm với những lời chúc tốt lành của người lớn dành cho chúng. Bởi vậy, sắp đến Tết âm lịch, không ít trẻ em thành phố đã hào hứng lập những kế hoạch cho việc chi tiêu tiền mừng tuổi.
Như trường hợp của cháu Phương học lớp 3, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội là một ví dụ.
Chị Vân, mẹ cháu Phương kể rằng, mọi năm cứ hết Tết là chị tịch thu tiền mừng tuổi của con nhưng năm nay, khi hai vợ chồng đang ca cẩm việc Tết đến, lại phải lo bao nhiêu khoản tiền thì Phương chạy vào “tuyên bố”: “Năm nay mẹ phải cho con tiêu tiền mừng tuổi, mẹ không được lấy của con nữa.”
Chị Vân hết sức ngạc nhiên, hỏi xem con cần tiêu gì mà đòi tiền mừng tuổi thì bé Phương đưa ra hàng loạt lý do như "Con búp bê của con gẫy chân rồi, con thích búp bê Barbie như của chị Mai, con cũng thích có một cái đèn bàn hình bông hoa như của bạn Hà…"
Những lý do Phương nêu ra đều chính đáng cả, nghĩ vậy nên chị Vân đồng ý với con. Phương thích lắm, cháu lập tức chạy đi khoe với đám bạn trong xóm. Vậy là, mấy đứa kia cũng bắt chước Phương, về đòi bố mẹ cho mình được quyền tiêu tiền mừng tuổi.
“Đến tuần nay, cứ đi học về là các cháu tụm nhau lại bàn bạc như người lớn việc mua mua bán bán nhưng cứ sau mỗi lần bàn bạc chúng lại đưa ra những quyết định khác nhau,” chị Vân lấy làm thú vị.
Trường hợp khác là của cháu Ngọc Anh ở Cầu Giấy, Hà Nội. Dù mới học lớp bốn nhưng Ngọc Anh tỏ ra rất láu lỉnh. Ngọc Anh rất muốn mua một bộ cờ cá ngựa có nam châm ngót nghét một trăm nghìn đồng, lại thích mua búp bê bé gái tới hơn hai trăm nghìn và cả balô mèo Kittty cũng gần hai trăm nghìn nữa.
Lúi húi ngồi cộng những thứ mình thích đã gần năm trăm nghìn đồng, một con số không nhỏ so với tiền mừng tuổi mỗi dịp Tết, nên Ngọc Anh đã đón trước rào sau với mẹ để có được khoản tiền mừng tuổi này.
“Cháu kể với tôi kế hoạch chi tiêu của cháu, rồi còn nói rằng ‘con ước gì năm nay con đủ tiền mừng tuổi để mua được những thứ này.’ Nó láu cá vậy đấy, xem ra mình cũng phải tính kẻo đầu năm mới đã làm nó buồn cũng không nên,” chị Hương, mẹ Ngọc Anh nói.
Giống như chị Hương, không ít phụ huynh khi thấy con mình còn bé đã biết tính toán như thế thì lấy làm thú vị lắm song sau đó, một số người lại chột dạ, phải xoay đâu ra tiền để đáp ứng nhu cầu của chúng, nếu đầu năm mới đã để chúng thất vọng thì tội nghiệp.
Cũng có những trường hợp, sự tính toán của trẻ đã khiến phụ huynh phải lo lắng.
Chị Thúy (Khâm Thiên, Hà Nội) kể rằng, hàng năm do gia đình chị và anh em họ hàng là những người có điều kiện nên ai cũng sẵn sàng rút ví ra mừng tuổi một cách hào phóng cho đứa con trai đang học lớp 6 của chị. Tính ra khoản tiền mừng tuổi của cháu mỗi Tết cũng ngót nghét năm triệu đồng. Chị Thúy chỉ đưa cho cháu một vài trăm ngàn đồng tiền mặt còn thì chị thu lại và âm thầm gửi vào tài khoản riêng cho con.
Mọi lần tuy không vui nhưng Hà (con trai chị) vẫn phải ngoan ngoãn nộp lại tiền cho mẹ nhưng năm nay em lại “giao kèo” với mẹ trước rằng em sẽ sử dụng tiền mừng tuổi của mình.
“Khi tôi hỏi lý do gì cần đến khoản tiền lớn, cháu giải thích là con phải mua đôi giầy trượt patin Inline Skate giá một triệu đồng chứ con không thích đôi patin bánh ngang chỉ có hai trăm nghìn đồng mẹ mua cho con đâu…” chị Thúy kể.
Song điều khiến chị lo lắng là chị tìm hiểu và biết, Hà đòi mua cho được đôi giầy trượt patin đắt tiền đó không phải vì cháu thích nó mà vì nghĩ mình phải tiêu cái gì xứng với khoản tiền mừng tuổi của mình.
Bên cạnh đó, một số trẻ lại khiến cha mẹ xúc động trước kế hoạch tiêu tiền mừng tuổi của chúng.
Ví như kế hoạch của anh em Chiến và Hằng ở Mỹ Đình, Hà Nội. Chị Đức, mẹ của hai em kể rằng, một hôm thấy anh em Chiến to nhỏ chuyện gì bên bàn học suốt nửa giờ đồng hồ, chị đến xem thì thấy trên mảnh giấy có nét chữ của Chiến ghi rất to con số một triệu hai trăm nghìn đồng khiến chị giật mình.
Hỏi ra, chị Đức mới biết, con số trên là kết quả tiền mừng tuổi tính trước của hai anh em. Nhìn kỹ trên tờ giấy, chị thấy Chiến ghi chi ly: "quần áo cũ của mình và ba trăm nghìn nộp tiền từ thiện cho các bạn vùng cao, năm mươi nghìn nộp cho bạn Tuấn để giúp bạn Cúc..."
Xúc động, chị Đức đã ngồi xuống nghe các con chia sẻ kế hoạch làm từ thiện bằng tiền mừng tuổi của mình và chị đã dành thời gian hướng dẫn các con lập một kế hoạch hoàn hảo hơn.
Theo ông Đặng Trần Tính, Phó Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội, tục mừng tuổi cho trẻ vốn là nét đẹp trong văn hóa Tết của dân tộc. Một thực tế ở Việt Nam, lúc trẻ còn nhỏ, bố mẹ thường giữ khoản tiền này cho con. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng phải biết, đến một độ tuổi nhất định, trẻ có nhu cầu tiêu tiền thì bố mẹ phải đưa tiền mừng tuổi và hướng dẫn cho chúng tiêu.
Giải thích cho việc này, ông Tính nói, khi trẻ lên kế hoạch chi tiêu tức là chúng đã có ý kiến riêng của mình, phụ huynh không nên lo ngại về điều này và cần phải tôn trọng chúng. Nếu tới lúc trẻ có nhu cầu tiêu tiền nhưng vẫn bị bố mẹ giữ tiền mừng tuổi của mình sẽ khiến chúng ức chế, khi đó, nếu được sử dụng tiền chúng thường tiêu bừa.
Ông Tính nhắc các bậc phụ huynh nên có lời ngợi khen khi thấy con sử dụng tiền vào mục đích tốt và ông đưa ra lời khuyên cho họ: “Phụ huynh phải lập kế hoạch hướng dẫn trẻ tiêu tiền chứ không nên cấm đoán hay bẻ ngoặt trẻ khi chúng đã có chứng kiến riêng của mình, nhất là đối với tiền mừng tuổi, thứ mà trẻ vẫn hay hào hứng với nó nhất”./.
Thiên Linh (Vietnam+)