Chiều 12/8, tại Lâu đài Trắng, Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Tập đoàn Tuần Châu khai mạc triển lãm "Di sản văn hóa tiêu biểu trong mối quan hệ giữa Thăng Long và Hạ Long qua 1.000 năm lịch sử."
Từ Thăng Long đến Hạ Long là sự định hướng, mở lối, tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung tâm đến vùng biển đảo biên giới Đông Bắc của Tổ quốc và từ Hạ Long đến Thăng Long là sự đóng góp của một vùng đất nhiều sản vật phong phú, quý giá.
Hơn 1.000 năm qua, mối quan hệ hai chiều này đã tạo ra những di sản văn hóa rất phong phú và độc đáo. Tại Tuần Châu (Quảng Ninh), các nhà khảo cổ đã tìm thấy gạch Đại La, tháp đất nung thế kỷ thứ X, đây là những bảo tháp Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê, Lý-Trần; nhà Lý từ Thăng Long cũng quyết định thành lập thương cảng Vân Đồn ở Quảng Ninh mở ra con đường giao lưu kinh tế, văn hóa...
Triển lãm trưng bày gần 300 hiện vật, ảnh tư liệu quý hiếm, trong đó có hàng chục hiện vật như bình, bát và hiện vật bằng gốm, gạch Đại La từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX, tháp bằng đất nung từ thế kỷ thứ X... được phát hiện ở Tuần Châu, Quảng Ninh.
Triển lãm đã giới thiệu một không gian văn hóa phong phú, đa dạng tạo dựng từ những di sản văn hóa độc đáo được hình thành từ mối quan hệ giữa Thăng Long và Hạ Long trong hơn 1.000 năm lịch sử.
Triển lãm mở cửa đến ngày 10/9, nhân kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Từ Thăng Long đến Hạ Long là sự định hướng, mở lối, tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung tâm đến vùng biển đảo biên giới Đông Bắc của Tổ quốc và từ Hạ Long đến Thăng Long là sự đóng góp của một vùng đất nhiều sản vật phong phú, quý giá.
Hơn 1.000 năm qua, mối quan hệ hai chiều này đã tạo ra những di sản văn hóa rất phong phú và độc đáo. Tại Tuần Châu (Quảng Ninh), các nhà khảo cổ đã tìm thấy gạch Đại La, tháp đất nung thế kỷ thứ X, đây là những bảo tháp Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê, Lý-Trần; nhà Lý từ Thăng Long cũng quyết định thành lập thương cảng Vân Đồn ở Quảng Ninh mở ra con đường giao lưu kinh tế, văn hóa...
Triển lãm trưng bày gần 300 hiện vật, ảnh tư liệu quý hiếm, trong đó có hàng chục hiện vật như bình, bát và hiện vật bằng gốm, gạch Đại La từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX, tháp bằng đất nung từ thế kỷ thứ X... được phát hiện ở Tuần Châu, Quảng Ninh.
Triển lãm đã giới thiệu một không gian văn hóa phong phú, đa dạng tạo dựng từ những di sản văn hóa độc đáo được hình thành từ mối quan hệ giữa Thăng Long và Hạ Long trong hơn 1.000 năm lịch sử.
Triển lãm mở cửa đến ngày 10/9, nhân kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)