Từ ngày 24/8-09/9, triển lãm có tên gọi “Vietnam now” của sáu họa sỹ Việt bao gồm các tác phẩm sơn dầu, tranh lụa, tượng đồng, nhiếp ảnh 3D, thư pháp hiện đại và trình diễn sẽ được trưng bày tại The Rotunda, Exchange Square, Hong Kong.
“Vietnam now” thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam với những bước chuyển đổi lớn, hồi tưởng quá khứ, trân trọng hiện tại và hướng tới tương lai. Làm sao để hiện đại hóa mà không mất đi truyền thống và bản sắc là một thách thức của người Việt ở mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn của cuộc sống. Những mâu thuẫn này được thể hiện rõ nét trong nội dung triển lãm.
Hà Trí Hiếu, với tranh sơn dầu trên toan mang đến những hy vọng và giấc mơ về tương lai của nền văn hóa. Những bức tranh lụa quen thuộc của Nguyễn Thị Châu Giang thể hiện những vấn đề phụ nữ Việt Nam ngày nay phải đối mặt khi bước trên con đường hiện đại.
Tượng đồng đầy chất tâm linh của Nguyễn Thị Chinh Lê mô tả đời sống thường nhật với những lối mòn phiền não khi sống trong thế giới hỗn tạp ngày nay.
Trong khi đó, Nguyễn Thế Sơn lại đem đến nghệ thuật nhiếp ảnh 3D khi nghiên cứu sự tác động của quá trình phát triển nhanh chóng của xã hội lên cảnh quan vật chất và tinh thần con người. Là một học giả và trí thức, Sơn đặt ra câu hỏi, đâu là cái giá của việc này? Đâu là hậu quả của chủ nghĩa vật chất lan tràn và sự phát triển quá khích?
Còn Lê Quốc Việt và Nguyễn Quang Thắng sẽ trưng bày các tác phẩm thư pháp Hán-Nôm hiện đại bằng có phong cách trừu tượng.
Đặc biệt, một bộ phim tài liệu mô tả cuộc sống của các họa sĩ - họ sống và làm việc ra sao, đâu là những vấn đề họ phải đối mặt do Art Vietnam Gallery cùng với nhà làm phim Bill Perna của Perna Content thực hiện sẽ được giới thiệu đến công chúng.
Trước đó, vào tháng 5/1997, triển lãm “The Changing Face of Hanoi” ở HongKong cũng từng giới thiệu các tác phẩm của năm họa sĩ hàng đầu Việt Nam./.
“Vietnam now” thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam với những bước chuyển đổi lớn, hồi tưởng quá khứ, trân trọng hiện tại và hướng tới tương lai. Làm sao để hiện đại hóa mà không mất đi truyền thống và bản sắc là một thách thức của người Việt ở mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn của cuộc sống. Những mâu thuẫn này được thể hiện rõ nét trong nội dung triển lãm.
Hà Trí Hiếu, với tranh sơn dầu trên toan mang đến những hy vọng và giấc mơ về tương lai của nền văn hóa. Những bức tranh lụa quen thuộc của Nguyễn Thị Châu Giang thể hiện những vấn đề phụ nữ Việt Nam ngày nay phải đối mặt khi bước trên con đường hiện đại.
Tượng đồng đầy chất tâm linh của Nguyễn Thị Chinh Lê mô tả đời sống thường nhật với những lối mòn phiền não khi sống trong thế giới hỗn tạp ngày nay.
Trong khi đó, Nguyễn Thế Sơn lại đem đến nghệ thuật nhiếp ảnh 3D khi nghiên cứu sự tác động của quá trình phát triển nhanh chóng của xã hội lên cảnh quan vật chất và tinh thần con người. Là một học giả và trí thức, Sơn đặt ra câu hỏi, đâu là cái giá của việc này? Đâu là hậu quả của chủ nghĩa vật chất lan tràn và sự phát triển quá khích?
Còn Lê Quốc Việt và Nguyễn Quang Thắng sẽ trưng bày các tác phẩm thư pháp Hán-Nôm hiện đại bằng có phong cách trừu tượng.
Đặc biệt, một bộ phim tài liệu mô tả cuộc sống của các họa sĩ - họ sống và làm việc ra sao, đâu là những vấn đề họ phải đối mặt do Art Vietnam Gallery cùng với nhà làm phim Bill Perna của Perna Content thực hiện sẽ được giới thiệu đến công chúng.
Trước đó, vào tháng 5/1997, triển lãm “The Changing Face of Hanoi” ở HongKong cũng từng giới thiệu các tác phẩm của năm họa sĩ hàng đầu Việt Nam./.
Xuân Mai (Vietnam+)