Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 11 ca mới nhiễm COVID-19

Báo cáo thường nhật của Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết sáu ca lây nhiễm từ trong nước, còn năm ca “nhập khẩu” là tại tỉnh Hắc Long Giang và Quảng Đông.
Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 11 ca mới nhiễm COVID-19 ảnh 1Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo THX, Cơ quan y tế Trung Quốc ngày 26/4 cho biết đã nhận được báo cáo về 11 ca mới mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên đại lục trong ngày 25/4, trong đó có năm ca từ nước ngoài về.

Báo cáo thường nhật của Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết sáu ca lây nhiễm từ trong nước, còn năm ca “nhập khẩu” là tại tỉnh Hắc Long Giang và Quảng Đông.

Trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục chưa ghi nhận ca tử vong nào do COVID-19.

[Dịch COVID-19: Số ca mắc và tử vong tiếp tục tăng tại các nước châu Á]

Theo thống kê của hãng tin AFP vào lúc 19 giờ ngày 25/4 (giờ GMT) (2 giờ ngày 26/4 theo giờ Việt Nam), dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người trên toàn thế giới, với 90% số ca tử vong là tại châu Âu và Mỹ.

Trong tổng số 200.736 người đã tử vong, châu Âu là lục địa có số người tử vong cao nhất với 122.171 người.

Trong số các quốc gia Mỹ có nhiều ca tử vong nhất với 53.070 người thiệt mạng, tiếp theo là Italy với 26.384 người, Tây Ban Nha 22.902 người, Pháp 22.614 người và Vương quốc Anh 20.319 người./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.