Ngày 7/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định sẽ không có việc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua một hành động can thiệp từ bên ngoài vào Syria, một ngụ ý rằng Mátxcơva sẽ dùng quyền phủ quyết của mình để ngăn cản bất cứ hành động quân sự nào đối với cuộc khủng hoảng đang là tâm điểm của cộng đồng quốc tế này.
Phát biểu với các phóng viên bên lề chuyến thăm Kazakhstan của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Lavrov nói: "Tôi bảo đảm sẽ không có việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua sự can thiệp bên ngoài vào Syria".
Theo quan chức ngoại giao này, bất cứ sự can thiệp quân sự nào như vậy sẽ làm lợi cho phe đối lập chống chế độ và làm nản lòng những hy vọng hướng tới một giải pháp thông qua đàm phán.
Theo ông Lavrov, có những phe phái trong cuộc khủng hoảng Syria, đặc biệt là nhóm Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) đối lập, tuyên bố không đàm phán với chế độ cầm quyền, chỉ tiếp tục giao tranh vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua can thiệp từ bên ngoài.
Một số quốc gia phương Tây và vùng Vịnh cho rằng không thể loại trừ khả năng can thiệp quân sự từ bên ngoài để chấm dứt tình trạng đẫm máu của cuộc khủng hoảng mà theo họ là "do chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad gây ra".
Tuy nhiên, quan điểm của Nga cho rằng phe đối lập vũ trang cũng phải chịu trách nhiệm trong các vụ xung đột.
Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định kế hoạch của ông tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế về vấn đề Syria với sự tham dự của tất cả bên liên quan, bao gồm cả Iran. Theo ông, hội nghị này là cần thiết để vượt qua những bất đồng trong cách thức thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc phái viên chung Liên hợp quốc-Liên đoàn Arập (AL), Kofi Annan.
Ý tưởng về hội nghị hòa bình quốc tế này đang được Ngoại trưởng Nga thảo luận với Trung Quốc, Pháp và Iran.
Cùng ngày, Hãng thông tấn Interfax (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov cho biết Nga sẽ ủng hộ việc áp dụng tiến trình chuyển giao quyền lực kiểu Yemen tại Syria nếu điều này được người dân Syria chấp thuận.
Mỹ đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga trong việc buộc Tổng thống An Assad phải từ bỏ cương vị, song Thứ trưởng Bogdanov nhấn mạnh rằng số phận của Tổng thống Assad "không phải là vấn đề của Nga mà là của người dân Syria".
Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ sự lên án mạnh mẽ đối với những hành vi bạo lực kinh hoàng khi đề cập đến tin tức về vụ thảm sát mới đây ở làng Mazraat al-Qubeir, tỉnh Hama của Syria làm gần 100 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Trong khi đó, Trung Quốc một lần nữa khẳng định quan điểm phản đối can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria cũng như "bất cứ âm mưu nào dùng vũ lực cưỡng ép thay đổi chế độ" tại quốc gia Trung Đông này.
Ông Lí Bảo Đông, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc, đã đưa ra thông điệp trên trong bài phát biểu tại một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tình hình hiện nay ở Syria. Theo ông Lí Bảo Đông, Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò xây dựng và tích cực trong việc sớm tìm kiếm một giải pháp thích hợp, hòa bình cho vấn đề Syria.
Để tránh khủng hoảng leo thang, các bên tại Syria cần thực thi ngay lập tức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc phái viên Annan.
Ngày 7/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lên tiếng chỉ trích vụ thảm sát mới nhất tại tỉnh Hama, đồng thời tuyên bố Tổng thống Assad "cần phải ra đi".
Phát biểu với báo giới tại Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ) sau cuộc gặp đại diện các cường quốc phương Tây và các nước Arập nhằm thảo luận cách thức gia tăng sức ép lên chế độ ở Damascus bà Hillary cho rằng vụ bạo lực tại tỉnh Hama là hành động "táng tận lương tâm".
Theo Ngoại trưởng Mỹ, giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria là một lệnh ngừng bắn, quá trình chuyển giao quyền lực và thành lập một chính phủ chuyển tiếp mang tính đại diện".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 7/6 cho biết các quan sát viên Liên hợp quốc trong khi cố gắng tiếp cận hiện trường vụ thảm sát mới ở Syria đã bị bắn, và ông bày tỏ "sự sửng sốt và kinh hoàng" trước hành động tàn ác mới nhất này.
Ông Ban Ki-moon đã thông báo về vụ tấn công các quan sát viên Liên hợp quốc trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, chỉ vài giờ sau khi có tin về một vụ thảm sát hàng chục người ở làng Mazraat al-Qubeir.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nói: "Các quan sát viên Liên hợp quốc lúc đầu bị từ chối tiếp cận hiện trường vụ thảm sát, và trong khi cố gắng tiếp cận, họ đã bị bắn bằng súng hạng nhẹ".
Trong cuộc họp Đại hội đồng này, có những ý kiến đề nghị Tổng thư ký Ban Ki-moon xem xét các biện pháp để sớm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh do tình hình Syria diễn biến khó lường, Liên hợp quốc cần sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào với những kịch bản khả thi nhất. Ông sẽ sớm đưa ra lựa chọn, đồng thời kêu gọi thế giới cùng chung tiếng nói để gửi đến Syria thông điệp rõ ràng rằng bạo lực phải chấm dứt và thúc đẩy quá trình chuyển tiếp hoà bình đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Syria.
Theo ông Ban Ki-moon, kế hoạch hoà bình 6 điểm của đặc phái viên Annan vẫn là trung tâm của các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình xấu đi nghiêm trọng hiện nay, ông hoan nghênh các sáng kiến quốc tế khác.
Hội nghị cấp cao sắp tới của Nhóm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới (G20) vào ngày 18-19/6 tại Mexico là một cơ hội quan trọng để thảo luận về cuộc khủng hoảng đang leo thang tại Syria.
Trong phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc của mình, đặc phái viên Annan cũng bày tỏ "nỗi kinh hoàng và lên án" vụ thảm sát tại tỉnh Hama.
Ông Annan nhấn mạnh mặc dù các bên ở Syria chấp nhận kế hoạch hoà bình 6 điểm nhưng trên thực tế, kế hoạch này không được thực hiện. Đặc phái viên này bày tỏ lo ngại cuộc khủng hoảng Syria sẽ "trượt ra ngoài tầm kiểm soát" nếu cộng đồng quốc tế không sớm tạo ra sức ép cần thiết.
Ông Annan đề xuất thành lập một nhóm liên lạc quốc tế, kết nối những quốc gia khu vực và cường quốc trên thế giới nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria, đồng thời bày tỏ hy vọng Iran cũng sẽ đóng "một phần" vai trò trong giải pháp đối với vấn đề Syria./.
Phát biểu với các phóng viên bên lề chuyến thăm Kazakhstan của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Lavrov nói: "Tôi bảo đảm sẽ không có việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua sự can thiệp bên ngoài vào Syria".
Theo quan chức ngoại giao này, bất cứ sự can thiệp quân sự nào như vậy sẽ làm lợi cho phe đối lập chống chế độ và làm nản lòng những hy vọng hướng tới một giải pháp thông qua đàm phán.
Theo ông Lavrov, có những phe phái trong cuộc khủng hoảng Syria, đặc biệt là nhóm Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) đối lập, tuyên bố không đàm phán với chế độ cầm quyền, chỉ tiếp tục giao tranh vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua can thiệp từ bên ngoài.
Một số quốc gia phương Tây và vùng Vịnh cho rằng không thể loại trừ khả năng can thiệp quân sự từ bên ngoài để chấm dứt tình trạng đẫm máu của cuộc khủng hoảng mà theo họ là "do chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad gây ra".
Tuy nhiên, quan điểm của Nga cho rằng phe đối lập vũ trang cũng phải chịu trách nhiệm trong các vụ xung đột.
Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định kế hoạch của ông tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế về vấn đề Syria với sự tham dự của tất cả bên liên quan, bao gồm cả Iran. Theo ông, hội nghị này là cần thiết để vượt qua những bất đồng trong cách thức thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc phái viên chung Liên hợp quốc-Liên đoàn Arập (AL), Kofi Annan.
Ý tưởng về hội nghị hòa bình quốc tế này đang được Ngoại trưởng Nga thảo luận với Trung Quốc, Pháp và Iran.
Cùng ngày, Hãng thông tấn Interfax (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov cho biết Nga sẽ ủng hộ việc áp dụng tiến trình chuyển giao quyền lực kiểu Yemen tại Syria nếu điều này được người dân Syria chấp thuận.
Mỹ đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga trong việc buộc Tổng thống An Assad phải từ bỏ cương vị, song Thứ trưởng Bogdanov nhấn mạnh rằng số phận của Tổng thống Assad "không phải là vấn đề của Nga mà là của người dân Syria".
Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ sự lên án mạnh mẽ đối với những hành vi bạo lực kinh hoàng khi đề cập đến tin tức về vụ thảm sát mới đây ở làng Mazraat al-Qubeir, tỉnh Hama của Syria làm gần 100 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Trong khi đó, Trung Quốc một lần nữa khẳng định quan điểm phản đối can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria cũng như "bất cứ âm mưu nào dùng vũ lực cưỡng ép thay đổi chế độ" tại quốc gia Trung Đông này.
Ông Lí Bảo Đông, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc, đã đưa ra thông điệp trên trong bài phát biểu tại một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tình hình hiện nay ở Syria. Theo ông Lí Bảo Đông, Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò xây dựng và tích cực trong việc sớm tìm kiếm một giải pháp thích hợp, hòa bình cho vấn đề Syria.
Để tránh khủng hoảng leo thang, các bên tại Syria cần thực thi ngay lập tức các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như kế hoạch hòa bình 6 điểm của đặc phái viên Annan.
Ngày 7/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lên tiếng chỉ trích vụ thảm sát mới nhất tại tỉnh Hama, đồng thời tuyên bố Tổng thống Assad "cần phải ra đi".
Phát biểu với báo giới tại Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ) sau cuộc gặp đại diện các cường quốc phương Tây và các nước Arập nhằm thảo luận cách thức gia tăng sức ép lên chế độ ở Damascus bà Hillary cho rằng vụ bạo lực tại tỉnh Hama là hành động "táng tận lương tâm".
Theo Ngoại trưởng Mỹ, giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria là một lệnh ngừng bắn, quá trình chuyển giao quyền lực và thành lập một chính phủ chuyển tiếp mang tính đại diện".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 7/6 cho biết các quan sát viên Liên hợp quốc trong khi cố gắng tiếp cận hiện trường vụ thảm sát mới ở Syria đã bị bắn, và ông bày tỏ "sự sửng sốt và kinh hoàng" trước hành động tàn ác mới nhất này.
Ông Ban Ki-moon đã thông báo về vụ tấn công các quan sát viên Liên hợp quốc trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, chỉ vài giờ sau khi có tin về một vụ thảm sát hàng chục người ở làng Mazraat al-Qubeir.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nói: "Các quan sát viên Liên hợp quốc lúc đầu bị từ chối tiếp cận hiện trường vụ thảm sát, và trong khi cố gắng tiếp cận, họ đã bị bắn bằng súng hạng nhẹ".
Trong cuộc họp Đại hội đồng này, có những ý kiến đề nghị Tổng thư ký Ban Ki-moon xem xét các biện pháp để sớm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh do tình hình Syria diễn biến khó lường, Liên hợp quốc cần sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào với những kịch bản khả thi nhất. Ông sẽ sớm đưa ra lựa chọn, đồng thời kêu gọi thế giới cùng chung tiếng nói để gửi đến Syria thông điệp rõ ràng rằng bạo lực phải chấm dứt và thúc đẩy quá trình chuyển tiếp hoà bình đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Syria.
Theo ông Ban Ki-moon, kế hoạch hoà bình 6 điểm của đặc phái viên Annan vẫn là trung tâm của các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình xấu đi nghiêm trọng hiện nay, ông hoan nghênh các sáng kiến quốc tế khác.
Hội nghị cấp cao sắp tới của Nhóm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới (G20) vào ngày 18-19/6 tại Mexico là một cơ hội quan trọng để thảo luận về cuộc khủng hoảng đang leo thang tại Syria.
Trong phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc của mình, đặc phái viên Annan cũng bày tỏ "nỗi kinh hoàng và lên án" vụ thảm sát tại tỉnh Hama.
Ông Annan nhấn mạnh mặc dù các bên ở Syria chấp nhận kế hoạch hoà bình 6 điểm nhưng trên thực tế, kế hoạch này không được thực hiện. Đặc phái viên này bày tỏ lo ngại cuộc khủng hoảng Syria sẽ "trượt ra ngoài tầm kiểm soát" nếu cộng đồng quốc tế không sớm tạo ra sức ép cần thiết.
Ông Annan đề xuất thành lập một nhóm liên lạc quốc tế, kết nối những quốc gia khu vực và cường quốc trên thế giới nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria, đồng thời bày tỏ hy vọng Iran cũng sẽ đóng "một phần" vai trò trong giải pháp đối với vấn đề Syria./.
(TTXVN)