Ngày 31/5, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Supachai Panitchpakdi, đã kêu gọi các nước giảm và tiến tới dỡ bỏ các hạn chế về di chuyển tạm thời của tất cả các dạng lao động nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch, hai động lực kinh tế đặc biệt quan trọng thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Lời kêu gọi được đưa ra tại Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á năm 2012 đang diễn ra ở thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Ông Supachai nhấn mạnh giảm các hạn chế đối với các chuyển dịch tự do của người và hàng hóa sẽ mở ra các cơ hội “cùng thắng” cho cả nước xuất khẩu lao động và nước nhận lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước này. Du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của UNCTAD cho biết trung bình cứ thêm mỗi 36 khách du lịch sẽ tạo ra 1 việc làm cùng nhiều lợi ích kinh tế trực tiếp ở nước nhận số khách du lịch này. Lợi ích kinh tế mà các nước đang phát triển thu được từ du lịch hiện đã lên tới 3 tỷ USD mỗi ngày.
Du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất ở 7 nước chậm phát triển nhất và lớn thứ 3 ở 23 nước khác trong tổng số 48 nước chậm phát triển nhất. Vì du lịch là ngành sử dụng nhiều dạng lao động rất đa dạng nên du lịch và các hoạt động hỗ trợ du lịch cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động có kỹ năng thấp hoặc lao động thủ công đơn thuần ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Ngành du lịch cũng đem lại cho các nước đang phát triển nguồn lợi ích quan trọng thông qua dòng kiều hối của người lao động của các nước này làm việc ở nước ngoài.
Giảm các hạn chế về di chuyển tạm thời của các dạng lao động thông qua các chương trình song phương hoặc các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng mở ra cơ hội “cùng thắng “ giữa các nước đang phát triển hoặc giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Tổng Thư ký UNCTAD nêu rõ rằng du lịch đã phục hồi nhanh chóng khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2010. Tuy nhiên, các thủ tục nhập cảnh lỗi thời hiện nay đang là cản trở lớn đối với phát triển du lịch.
Hệ thống thị thực điện tử (e-visa) đã được sử dụng ở nhiều nước cần được mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế.
Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Taleb Rifai, nhấn mạnh một bước đi nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch về thị thực nhập cảnh sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.
Các nền kinh tế nhóm G-20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới có thể tăng thêm 122 triệu khách du lịch quốc tế, tạo thêm thu nhập 206 tỷ USD từ xuất khẩu du lịch và tạo thêm 5 triệu việc làm ở 20 nền kinh tế này vào năm 2015 thông qua áp dụng rộng rãi thị thực điện tử.
Khuyến khích tự do du lịch là bước đi đơn giản mà các nước có thể thực hiện để tăng mạnh số khách du lịch, tạo thêm hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD thu nhập mà không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia./.
Lời kêu gọi được đưa ra tại Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á năm 2012 đang diễn ra ở thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Ông Supachai nhấn mạnh giảm các hạn chế đối với các chuyển dịch tự do của người và hàng hóa sẽ mở ra các cơ hội “cùng thắng” cho cả nước xuất khẩu lao động và nước nhận lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước này. Du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của UNCTAD cho biết trung bình cứ thêm mỗi 36 khách du lịch sẽ tạo ra 1 việc làm cùng nhiều lợi ích kinh tế trực tiếp ở nước nhận số khách du lịch này. Lợi ích kinh tế mà các nước đang phát triển thu được từ du lịch hiện đã lên tới 3 tỷ USD mỗi ngày.
Du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất ở 7 nước chậm phát triển nhất và lớn thứ 3 ở 23 nước khác trong tổng số 48 nước chậm phát triển nhất. Vì du lịch là ngành sử dụng nhiều dạng lao động rất đa dạng nên du lịch và các hoạt động hỗ trợ du lịch cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động có kỹ năng thấp hoặc lao động thủ công đơn thuần ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Ngành du lịch cũng đem lại cho các nước đang phát triển nguồn lợi ích quan trọng thông qua dòng kiều hối của người lao động của các nước này làm việc ở nước ngoài.
Giảm các hạn chế về di chuyển tạm thời của các dạng lao động thông qua các chương trình song phương hoặc các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng mở ra cơ hội “cùng thắng “ giữa các nước đang phát triển hoặc giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Tổng Thư ký UNCTAD nêu rõ rằng du lịch đã phục hồi nhanh chóng khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2010. Tuy nhiên, các thủ tục nhập cảnh lỗi thời hiện nay đang là cản trở lớn đối với phát triển du lịch.
Hệ thống thị thực điện tử (e-visa) đã được sử dụng ở nhiều nước cần được mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế.
Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Taleb Rifai, nhấn mạnh một bước đi nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch về thị thực nhập cảnh sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.
Các nền kinh tế nhóm G-20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới có thể tăng thêm 122 triệu khách du lịch quốc tế, tạo thêm thu nhập 206 tỷ USD từ xuất khẩu du lịch và tạo thêm 5 triệu việc làm ở 20 nền kinh tế này vào năm 2015 thông qua áp dụng rộng rãi thị thực điện tử.
Khuyến khích tự do du lịch là bước đi đơn giản mà các nước có thể thực hiện để tăng mạnh số khách du lịch, tạo thêm hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD thu nhập mà không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia./.
(TTXVN)