Trước thềm cuộc tham vấn giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (AEM-USABC) ngày 27/8 tại Đà Nẵng, Chủ tịch USABC Alexander Feldman cho biết USABC đặc biệt quan tâm tới khả năng triển khai cơ chế hải quan một cửa trong ASEAN và những nỗ lực của từng nước thành viên, trong đó có Việt Nam.
Với việc sử dụng công nghệ thông tin điện tử để kết nối các cơ quan hải quan trong ASEAN, cơ chế hải quan một cửa trong ASEAN sẽ thúc đẩy hiệu quả các hoạt động thương mại nhờ sự thông quan nhanh chóng của hàng hóa và dịch vụ.
Theo ông Alexander Feldman, hoạt động thương mại trong ASEAN vẫn còn những khó khăn do vướng phải những thủ tục hành chính, thủ tục hải quan. Vì vậy, “khoảng cách thương mại từ Việt Nam đến Indonesia gần bằng khoảng cách từ Việt Nam đến EU hoặc Hoa Kỳ,” ông Alexander Feldman ví dụ.
Hiện USABC đang nỗ lực theo nhiều cách khác nhau để có thể hỗ trợ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều nhìn nhận cơ chế hải quan một cửa là một bước đi quan trọng trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào 2015.
Các doanh nghiệp về công nghệ của Hoa Kỳ với tiềm năng về công nghệ và dịch vụ đang tích cực tìm kiếm cơ hội để có thể triển khai những dự án cụ thể. Những bước đi cụ thể đầu tiên sẽ được công bố sau phiên tham vấn ngày 27/8.
Bên cạnh mối quan tâm về cơ chế hải quan một cửa, các doanh nghiệp Hoa Kỳ còn hướng tới các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng và kết nối trong ASEAN. Để triển khai các dự án này, một trong những thách thức lớn là nguồn tài chính.
USABC đã có những cuộc thảo luận với Bộ trưởng tài chính các nước ASEAN để tìm ra các cơ chế cụ thể hỗ trợ tài chính cho các dự án này. Đối với Việt Nam, USABC đang trông đợi vào những điều khoản cụ thể về hài hòa lợi ích và rủi ro của các bên liên quan trong cơ chế hợp tác công tư (PPP) dự kiến được Chính phủ Việt Nam phê duyệt trong năm 2010.
Tuy nhiên, nguồn tài chính để thực hiện các dự án sẽ không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ các nguồn khác trên thế giới. USABC rất sẵn lòng cung cấp các nguồn lực, tư vấn và kinh nghiệm để giúp các nước ASEAN triển khai các dự án này.
Hiện Việt Nam đang có khoảng 10 dự án hạ tầng giao thông trong lĩnh vực đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao và cảng biển đang kêu gọi đầu tư theo hình thức công-tư (PP) - vốn có tính khả thi tài chính rất thấp.
USABC có trụ sở tại Washington, là tổ chức phi lợi nhuận với hơn 100 tập đoàn thành viên, gồm các doanh nghiệp đại diện cho các ngành kinh tế đa dạng, năng động và có ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ; luôn đi đầu trong các nỗ lực khai mở và thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hiện các công ty thành viên của USABC là Caterpillar, GE và ConocoPhillips đã thành lập Ủy ban đầu tư hạ tầng châu Á trong đó Caterpillar làm Chủ tịch để chuẩn bị kế hoạch tham gia đầu tư về hạ tầng tại Việt Nam./.
Với việc sử dụng công nghệ thông tin điện tử để kết nối các cơ quan hải quan trong ASEAN, cơ chế hải quan một cửa trong ASEAN sẽ thúc đẩy hiệu quả các hoạt động thương mại nhờ sự thông quan nhanh chóng của hàng hóa và dịch vụ.
Theo ông Alexander Feldman, hoạt động thương mại trong ASEAN vẫn còn những khó khăn do vướng phải những thủ tục hành chính, thủ tục hải quan. Vì vậy, “khoảng cách thương mại từ Việt Nam đến Indonesia gần bằng khoảng cách từ Việt Nam đến EU hoặc Hoa Kỳ,” ông Alexander Feldman ví dụ.
Hiện USABC đang nỗ lực theo nhiều cách khác nhau để có thể hỗ trợ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều nhìn nhận cơ chế hải quan một cửa là một bước đi quan trọng trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào 2015.
Các doanh nghiệp về công nghệ của Hoa Kỳ với tiềm năng về công nghệ và dịch vụ đang tích cực tìm kiếm cơ hội để có thể triển khai những dự án cụ thể. Những bước đi cụ thể đầu tiên sẽ được công bố sau phiên tham vấn ngày 27/8.
Bên cạnh mối quan tâm về cơ chế hải quan một cửa, các doanh nghiệp Hoa Kỳ còn hướng tới các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng và kết nối trong ASEAN. Để triển khai các dự án này, một trong những thách thức lớn là nguồn tài chính.
USABC đã có những cuộc thảo luận với Bộ trưởng tài chính các nước ASEAN để tìm ra các cơ chế cụ thể hỗ trợ tài chính cho các dự án này. Đối với Việt Nam, USABC đang trông đợi vào những điều khoản cụ thể về hài hòa lợi ích và rủi ro của các bên liên quan trong cơ chế hợp tác công tư (PPP) dự kiến được Chính phủ Việt Nam phê duyệt trong năm 2010.
Tuy nhiên, nguồn tài chính để thực hiện các dự án sẽ không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ các nguồn khác trên thế giới. USABC rất sẵn lòng cung cấp các nguồn lực, tư vấn và kinh nghiệm để giúp các nước ASEAN triển khai các dự án này.
Hiện Việt Nam đang có khoảng 10 dự án hạ tầng giao thông trong lĩnh vực đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao và cảng biển đang kêu gọi đầu tư theo hình thức công-tư (PP) - vốn có tính khả thi tài chính rất thấp.
USABC có trụ sở tại Washington, là tổ chức phi lợi nhuận với hơn 100 tập đoàn thành viên, gồm các doanh nghiệp đại diện cho các ngành kinh tế đa dạng, năng động và có ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ; luôn đi đầu trong các nỗ lực khai mở và thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hiện các công ty thành viên của USABC là Caterpillar, GE và ConocoPhillips đã thành lập Ủy ban đầu tư hạ tầng châu Á trong đó Caterpillar làm Chủ tịch để chuẩn bị kế hoạch tham gia đầu tư về hạ tầng tại Việt Nam./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)