Ngày 16/1, Ủy ban Nhân dân Hà Nội đã tôn vinh 4 làng nghề đạt danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" năm 2012, nâng tổng số làng nghề được công nhận lên 281 làng nghề.
Bốn làng nghề được tôn vinh lần này là làng nghề sản xuất lưới cước Trần Phú, xã Minh Cường (huyện Thường Tín), làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn, xã Vân Tảo (huyện Thường Tín), làng nghề chế biến miến dong và bánh đa Phú Diễn, xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì), làng nghề mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ, xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ).
Làng nghề sản xuất lưới cước Trần Phú có lịch sử hình thành từ năm 1428. Đến nay, lưới cước thôn Trần Phú có mặt trên khắp cả nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn mạnh dạn đi đầu trong việc đưa giống đào, quất cảnh về trồng trong làng, dần thay đổi bộ mặt làng quê từ khó khăn, lạc hậu đến văn minh, hiện đại.
Nghề miến dong và bánh đa làng nghề Phú Diễn phát triển hơn 50 năm qua và trở thành nghề chính ở làng. Sản phẩm miến dong không chỉ được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước mà còn xuất khẩu sang Lào, Đức...
Năm 2012, doanh thu của làng đạt khoảng 200 tỷ đồng, tạo thu nhập bình quân cho người làm nghề khoảng 3 triệu đồng/người. Sản phẩm của làng nghề mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ chủ yếu là khôi phục nhà cổ, xây dựng các công trình văn hóa tâm linh như đền chùa, đình...và các sản phẩm gỗ mỹ nghệ như chạm, hoa gỗ...
Việc công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" không chỉ giúp các làng nghề có điều kiện quảng bá thương hiệu, phát triển du lịch mà còn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô./.
Bốn làng nghề được tôn vinh lần này là làng nghề sản xuất lưới cước Trần Phú, xã Minh Cường (huyện Thường Tín), làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn, xã Vân Tảo (huyện Thường Tín), làng nghề chế biến miến dong và bánh đa Phú Diễn, xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì), làng nghề mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ, xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ).
Làng nghề sản xuất lưới cước Trần Phú có lịch sử hình thành từ năm 1428. Đến nay, lưới cước thôn Trần Phú có mặt trên khắp cả nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Làng nghề hoa cây cảnh Nội Thôn mạnh dạn đi đầu trong việc đưa giống đào, quất cảnh về trồng trong làng, dần thay đổi bộ mặt làng quê từ khó khăn, lạc hậu đến văn minh, hiện đại.
Nghề miến dong và bánh đa làng nghề Phú Diễn phát triển hơn 50 năm qua và trở thành nghề chính ở làng. Sản phẩm miến dong không chỉ được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước mà còn xuất khẩu sang Lào, Đức...
Năm 2012, doanh thu của làng đạt khoảng 200 tỷ đồng, tạo thu nhập bình quân cho người làm nghề khoảng 3 triệu đồng/người. Sản phẩm của làng nghề mộc dân dụng và điêu khắc Tân Mỹ chủ yếu là khôi phục nhà cổ, xây dựng các công trình văn hóa tâm linh như đền chùa, đình...và các sản phẩm gỗ mỹ nghệ như chạm, hoa gỗ...
Việc công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" không chỉ giúp các làng nghề có điều kiện quảng bá thương hiệu, phát triển du lịch mà còn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)