Trong phiên giao dịch 7/5, giá dầu trên thị trường châu Á đi xuống, trong bối cảnh kết quả bầu cử tại Pháp và Hy Lạp đang làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone).
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 6/2012 giảm 1,45 USD xuống 97,04 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 66 xu xuống 112,52 USD/thùng.
Nick Trevethan, chiến lược gia hàng hóa cấp cao thuộc ANZ Research, nhận định "vàng đen" rớt giá là do kết quả các cuộc bầu cử gần đây đang ngày càng "đào sâu" những lo lắng về việc liệu các nước Eurozone có thể vượt qua "cơn bão nợ" hay không.
Cuộc bầu cử tại Hy Lạp và Pháp cho thấy các cử tri tỏ ra không hứng thú với chính sách "khắc khổ", khi họ quay sang ủng hộ các ứng cử viên và đảng phái kêu gọi nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Điều này đang khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại về việc các biện pháp "khắc khổ" sẽ bị loại bỏ và kinh tế Eurozone rơi vào suy thoái.
Bên cạnh đó, theo chiến lược gia Trevethan, số liệu "ảm đạm" về thị trường lao động Mỹ cũng tạo thêm sức ép đối với giá dầu trong phiên đầu tuần này.
Số liệu thống kê cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tạo mới được 115.000 việc làm trong tháng trước, ít hơn một nửa so với tốc độ tạo việc làm hồi đầu năm, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhẹ từ 8,1% xuống 8,2%./.
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 6/2012 giảm 1,45 USD xuống 97,04 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 66 xu xuống 112,52 USD/thùng.
Nick Trevethan, chiến lược gia hàng hóa cấp cao thuộc ANZ Research, nhận định "vàng đen" rớt giá là do kết quả các cuộc bầu cử gần đây đang ngày càng "đào sâu" những lo lắng về việc liệu các nước Eurozone có thể vượt qua "cơn bão nợ" hay không.
Cuộc bầu cử tại Hy Lạp và Pháp cho thấy các cử tri tỏ ra không hứng thú với chính sách "khắc khổ", khi họ quay sang ủng hộ các ứng cử viên và đảng phái kêu gọi nới lỏng các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Điều này đang khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại về việc các biện pháp "khắc khổ" sẽ bị loại bỏ và kinh tế Eurozone rơi vào suy thoái.
Bên cạnh đó, theo chiến lược gia Trevethan, số liệu "ảm đạm" về thị trường lao động Mỹ cũng tạo thêm sức ép đối với giá dầu trong phiên đầu tuần này.
Số liệu thống kê cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tạo mới được 115.000 việc làm trong tháng trước, ít hơn một nửa so với tốc độ tạo việc làm hồi đầu năm, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhẹ từ 8,1% xuống 8,2%./.
Trà My (TTXVN)