Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết từ nay đến nay đến cuối năm sẽ điều tiết mặt bằng lãi suất trên thị trường theo hướng giảm dần. Theo đó, một số ngân hàng cũng đã đưa ra các chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp vay xuất khẩu.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa vẫn rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn tín dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.
Theo ông Cao Bá Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Diễn Châu, Nghệ An, mặt bằng lãi suất hiện nay còn quá cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành gỗ.
Ông Hồng trăn trở: "Ngành gỗ xuất khẩu có biên độ lợi nhuận không cao, chỉ cần lãi vay lãi lên trên 12% là doanh nghiệp không có lời. Trong khi đó, tốc độ giảm lãi suất cho vay của ngân hàng lại diễn ra rất chậm.”
Cũng theo ông Hồng, sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc, với doanh số xuất khẩu trong năm 2010 dự kiến đạt trên 2 triệu USD. Trước áp lực lãi vay tiền VND tăng, doanh nghiệp đã tính chuyển sang vay USD, nhằm tiết giảm chi phí hoạt động.
"Hiện lãi suất vay vốn bằng USD chỉ khoảng 4 - 5%/năm, trong khi vay VND lên đến 15 - 16%/năm. Chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu nên có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay. Thế nhưng, khi tiếp cận vốn vay ngân hàng lại rất khó,” ông Hồng cho biết.
Cùng quan điểm này, ông Trần Xuân Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Tùng, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, công ty của ông là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc tiếp cận vốn ngân hàng rất khó khăn.
Hiện nguồn vốn lưu động của công ty đều phải xoay xở bằng cách vay từ tín dụng ngoài ngân hàng. Lãi vay phải trả lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, dẫn đến chi phí hoạt động tăng cao.
"Thực tế hiện nay, trong các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra, tài sản đảm bảo luôn là yếu tố đòi hỏi đầu tiên, trong khi tài sản thế chấp lại không nhiều vì thế rất khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa", ông Tùng nói.
Không rơi vào tình thế khó khăn như các doanh nghiệp nhỏ, ông Đặng Minh Quang, Phó Tổng gám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà cho biết, điều kiện tiếp cận vốn của ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Như Công ty Sơn Hà, doanh thu hàng năm cỡ 1.000 tỷ đồng, khối lượng tiền mặt luân chuyển qua tài khoản khá lớn, cùng với hệ thống tài sản hạ tầng, máy móc thiết bị sẽ là căn cứ để ngân hàng cân đối hạn mức tín dụng.
“Cho tới nay, hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho chúng tôi vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Tổng số vốn vay ngân hàng của công ty trung bình năm khoảng 1.200 tỷ đồng (tính theo 2,5 vòng vốn/năm),” ông Quang nói.
Về chính sách lãi suất, ông Quang nhận định, mặt bằng lãi suất hồi đầu năm có hơi cao, nhưng hiện tại mức lãi suất ngắn hạn sáu tháng đã giảm xuống khoảng 14 - 15%/năm là tương đối hợp lý so với kỳ vọng của công ty.
Nhận định tình trạng này, ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chỉ ra, đối với đơn vị có quá trình kinh doanh lâu dài và hiệu quả tốt thì chính sách ưu đãi tín dụng xuất khẩu sẽ hỗ trợ họ rất tích cực trong quá trình vay vốn ngân hàng. Nhưng nhìn chung đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa mức lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn cao so với hiệu suất sinh lời.
Ngoài ra, ngân hàng đưa ra những đòi hỏi như yêu cầu phải kinh doanh lãi hai năm liền, có tài sản thế chấp và nhiều thủ tục khác khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng nổi điều kiện trên.
Tuy nhiên, ông Cao Sĩ Kiêm dự báo, hoạt động cấp vốn tín dụng của các ngân hàng từ nay đến cuối năm sẽ được nới lỏng hơn là do nền kinh tế Việt Nam đang dần có chuyển biến.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng đang dần được kiềm chế, trong khi hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp đang trong xu hướng tăng, điều này sẽ thúc đẩy lãi suất trên thị trường giảm và hoạt động tín dụng theo đó sẽ thông thoáng hơn.
“Song, các ngân hàng cần phải thận trọng kiểm soát hoạt động cho vay ngoại tệ xuất khẩu. Đề phòng trường hợp, doanh nghiệp lợi dụng chênh lệch tỷ giá trong ngân hàng và thị trường tự do để kiếm lời. Đến thời hạn trả nợ, các doanh nghiệp lại ào ạt mua ngoại tệ từ thị trường tự do gây tác động nguy hiểm không chỉ cho doanh nghiệp và ngân hàng mà còn ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế nói chung,” ông Kiêm lo lắng./.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa vẫn rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn tín dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.
Theo ông Cao Bá Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Diễn Châu, Nghệ An, mặt bằng lãi suất hiện nay còn quá cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành gỗ.
Ông Hồng trăn trở: "Ngành gỗ xuất khẩu có biên độ lợi nhuận không cao, chỉ cần lãi vay lãi lên trên 12% là doanh nghiệp không có lời. Trong khi đó, tốc độ giảm lãi suất cho vay của ngân hàng lại diễn ra rất chậm.”
Cũng theo ông Hồng, sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc, với doanh số xuất khẩu trong năm 2010 dự kiến đạt trên 2 triệu USD. Trước áp lực lãi vay tiền VND tăng, doanh nghiệp đã tính chuyển sang vay USD, nhằm tiết giảm chi phí hoạt động.
"Hiện lãi suất vay vốn bằng USD chỉ khoảng 4 - 5%/năm, trong khi vay VND lên đến 15 - 16%/năm. Chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu nên có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay. Thế nhưng, khi tiếp cận vốn vay ngân hàng lại rất khó,” ông Hồng cho biết.
Cùng quan điểm này, ông Trần Xuân Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Tùng, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, công ty của ông là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc tiếp cận vốn ngân hàng rất khó khăn.
Hiện nguồn vốn lưu động của công ty đều phải xoay xở bằng cách vay từ tín dụng ngoài ngân hàng. Lãi vay phải trả lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, dẫn đến chi phí hoạt động tăng cao.
"Thực tế hiện nay, trong các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra, tài sản đảm bảo luôn là yếu tố đòi hỏi đầu tiên, trong khi tài sản thế chấp lại không nhiều vì thế rất khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa", ông Tùng nói.
Không rơi vào tình thế khó khăn như các doanh nghiệp nhỏ, ông Đặng Minh Quang, Phó Tổng gám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà cho biết, điều kiện tiếp cận vốn của ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Như Công ty Sơn Hà, doanh thu hàng năm cỡ 1.000 tỷ đồng, khối lượng tiền mặt luân chuyển qua tài khoản khá lớn, cùng với hệ thống tài sản hạ tầng, máy móc thiết bị sẽ là căn cứ để ngân hàng cân đối hạn mức tín dụng.
“Cho tới nay, hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho chúng tôi vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Tổng số vốn vay ngân hàng của công ty trung bình năm khoảng 1.200 tỷ đồng (tính theo 2,5 vòng vốn/năm),” ông Quang nói.
Về chính sách lãi suất, ông Quang nhận định, mặt bằng lãi suất hồi đầu năm có hơi cao, nhưng hiện tại mức lãi suất ngắn hạn sáu tháng đã giảm xuống khoảng 14 - 15%/năm là tương đối hợp lý so với kỳ vọng của công ty.
Nhận định tình trạng này, ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chỉ ra, đối với đơn vị có quá trình kinh doanh lâu dài và hiệu quả tốt thì chính sách ưu đãi tín dụng xuất khẩu sẽ hỗ trợ họ rất tích cực trong quá trình vay vốn ngân hàng. Nhưng nhìn chung đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa mức lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn cao so với hiệu suất sinh lời.
Ngoài ra, ngân hàng đưa ra những đòi hỏi như yêu cầu phải kinh doanh lãi hai năm liền, có tài sản thế chấp và nhiều thủ tục khác khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng nổi điều kiện trên.
Tuy nhiên, ông Cao Sĩ Kiêm dự báo, hoạt động cấp vốn tín dụng của các ngân hàng từ nay đến cuối năm sẽ được nới lỏng hơn là do nền kinh tế Việt Nam đang dần có chuyển biến.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng đang dần được kiềm chế, trong khi hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp đang trong xu hướng tăng, điều này sẽ thúc đẩy lãi suất trên thị trường giảm và hoạt động tín dụng theo đó sẽ thông thoáng hơn.
“Song, các ngân hàng cần phải thận trọng kiểm soát hoạt động cho vay ngoại tệ xuất khẩu. Đề phòng trường hợp, doanh nghiệp lợi dụng chênh lệch tỷ giá trong ngân hàng và thị trường tự do để kiếm lời. Đến thời hạn trả nợ, các doanh nghiệp lại ào ạt mua ngoại tệ từ thị trường tự do gây tác động nguy hiểm không chỉ cho doanh nghiệp và ngân hàng mà còn ảnh hưởng lớn đến cả nền kinh tế nói chung,” ông Kiêm lo lắng./.
Di Linh (Vietnam+)