Về bản Lọng Háy xem người Mông giữ gìn nghề rèn truyền thống

Lọng Háy (Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) hiện là bản của người Mông sinh sống. Ở nơi đây, một số gia đình vẫn duy trì nghề rèn nông cụ truyền thống.

Về bản Lọng Háy xem người Mông giữ gìn nghề rèn truyền thống
vnp_ rendao 1.jpg
Người Mông duy trì nhiều nghề thủ công mang đậm nét văn hóa dân tộc, trong đó, nghề rèn được xem là nghề truyền thống gắn bó lâu đời nhất trong hoạt động đời sống, sản xuất của bà con. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 2.jpg
Bí thư bản Lọng Háy Cứ A Nếnh (Mường Phăng, Điện Biên) thường dậy từ sáng sớm để làm dao cho khách đặt rồi mới làm những việc đồng áng khác trong ngày. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 3.jpg
Anh A Nếnh chia sẻ, để làm thành một sản phẩm rèn thì từ việc chọn lựa nguyên liệu đến thời gian gia công và các bước thực hiện cũng cần những bí quyết riêng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 4.jpg
Nguyên liệu được sử dụng là những thanh thép có độ bền và tính đàn hồi tốt như nhíp ôtô. Người thợ rèn phải là người có sức khoẻ, sự khéo léo và kiên trì mới cho ra lò những sản phẩm tốt và đẹp mắt. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 5.jpg
Khi nung thép, không được nung quá già lửa cũng không non quá. Khi thanh thép đỏ vừa đủ phải mang ra tán ngay, dùng nhiều lực và đều tay. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 6.jpg
Khi người thợ tán được đều và nhiều thì thanh thép sẽ thôi ra những tạp chất, giúp sản phẩm có chất lượng tốt hơn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 7.jpg
Để nhận biết thanh thép đã được nung nóng đủ già hay chưa, người thợ rèn phải nhận biết màu đỏ của thép bằng mắt thường, điều này yêu cầu người làm phải rất tinh tế và nhiều kinh nghiệm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 8.jpg
Anh A Nếnh nói: ‘Khi tôi thép tôi thường dùng đến 1 cây chuối tươi, phần lưỡi dao phải ngập vào thân chuối, không ngập quá sâu cũng không được quá nông. Các ông bà mình từ xưa bảo nhựa chuối giúp cho thân dao được bền và sắc hơn, nếu cho vào nước lưỡi dao sẽ giòn hơn, khi dùng dễ bị mẻ và gãy.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 9.jpg
Khi dao được tôi nguội hẳn với nhựa chuối, người thợ sẽ mài bằng đá mài lấy từ vùng núi Nà Tấu (Điện Biên). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 10.jpg
‘Công đoạn này không đòi hỏi sức lực nhiều, nhưng yêu cầu người thợ phải khéo léo và dẻo tay để có thể mài cho con dao được bóng, mịn và sắc,’ anh Cứ A Dụ, một thợ rèn chia sẻ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 11.jpg
Do toàn bộ các bước thực hiện của người thợ rèn đều hoàn toàn dùng sức lực tự nhiên, nên mỗi ngày một người thợ lành nghề chỉ làm được khoảng 3 con dao, còn với những người thợ trẻ thì sẽ được ít hơn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 12.jpg
Các công đoạn quan trọng nhất như quai búa tạo hình, làm tay cầm, tán và tôi dao… làm hoàn toàn thủ công. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_ rendao 13 .jpg
Sản phẩm dao hoàn thiện của đồng bào dân tộc Mông trên đất Mường Phăng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục