Dự án mang tên: “Ý tưởng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” vừa được trình bày tại Hội thảo quốc tế diễn ra ngày 26/9 tại thủ đô Paris của Pháp.
Hội thảo do Bộ Xây dựng Việt Nam, phối hợp với Công ty quy hoạch đô thị và cảnh quan của Pháp, Interscène, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Miền Nam tổ chức.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Phan Thị Mỹ Linh, đoàn đại biểu Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đang thăm và làm việc tại Pháp cùng đông đảo các kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng.
[Quy hoạch Đà Lạt: Hạn chế mở rộng nội thành]
Phát biểu tại phiên khai mạc Thứ trưởng Bộ Xây dựng, bà Phan Thị Mỹ Linh, nêu bật ý nghĩa lịch sử của thành phố Đà Lạt - thành phố ở độ cao 1.500 mét so với mặt biển, với 120 năm hình thành và phát triển (1893-2012), - thành phố được nhiều người biết đến bởi ưu thế nổi bật là thành phố du lịch và nghỉ dưỡng, có hệ sinh thái độc đáo, điều kiên tự nghiên và khí hậu mát mẻ ưu đãi.
Bà Linh nhấn mạnh Đà Lạt hôm nay đã trở thành một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đã được khẳng định vai trò là một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia và quốc tế. Thành phố này còn là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo quốc gia, trung tâm nông nghiệp, giao thương và công nghệ cao.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam và Bộ Xây dựng đã quan tâm đến việc lập quy hoạch phát triển thành phố này và cho rằng “việc quy hoạch phát triển bền vững thành phố Đà Lạt cần phù hợp cân bằng với việc bảo tồn di sản cảnh quan thiên nhiên và giữ gìn nét độc đáo của thành phố Đà Lạt ngày xưa.”
Theo bà Linh, đây cũng chính là lý do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng mời Công ty tư vấn quy hoạch đô thị và cảnh quan của Pháp, Interscène, kết hợp với Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Miền Nam, nghiên cứu, tư vấn, xây dựng đề án khả thi để trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới đây.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu Pháp và Việt Nam đã được nghe kiến trúc sư Thierry Huau, Giám đốc Công ty Interscène và Trưởng nhóm các nhà nghiên cứu và chuyên gia Pháp trình bày phương pháp nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng và ý tưởng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến 2030 và tầm nhìn 2050.
Là một nhà quy hoạch đô thị và một kiến trúc sư cảnh quan giàu kinh nghiệm, ông Thierry Huau đã có cái nhìn nhạy cảm không chỉ đối với cảnh quan thiên nhiên mà còn đối với vấn đề môi trường đô thị và cây xanh nơi đây.
[Tìm ý tưởng cho quy hoạch chung thành phố Đà Lạt]
Theo ông Huau, nhóm các chuyên gia Pháp đặc biệt chú trọng đến các điều kiện hiện hữu của thành phố tạo nên những hình ảnh và nét nghệ thuật riêng biệt đặc trưng một thành phố “mộng mơ” vùng cao nguyên miền Trung này. Nhóm chuyên gia Pháp đã dựa trên kết quả những khảo sát phân tích hiện trạng đánh giá bản đồ quy hoạch năm 2002 để đưa ra những nhận định và định hướng cho việc phát triển của thành phố này trong tương lai.
Ông Huau nhấn mạnh tới những nét đặc thù cũng là những “cái được” (ưu thế) của thành phố đó là đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng hoa, cây cảnh, hệ động thực vật phong phú và phát triển du lịch, … đồng thời cũng đề cập đến những điểm yếu và nét bất cập, như không gian du lịch manh mún, hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông công cộng hầu như không có… để từ đó có thể đưa ra những định hướng phát triển phù hợp và hiệu quả trong quá trình xây dựng dự án.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Pháp, ông Nguyên Xuân Tiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, cho rằng trong xu hướng phát triển và hội nhập thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc quy hoạch, mở rộng và phát triển thành phố Đà Lạt là một “tất yếu” tuy nhiên phải đảm bảo sự bền vững tương xứng với vị thế, tiềm năng và thế mạnh sẵn có đi đôi với việc bảo tồn nghiêm ngặt những di sản kiến trúc, cảnh quan vốn có và phát triển mô hình “kinh tế xanh” đảm bảo sự hài hòa bảo tồn và phát triển.
Ông Tiến cho biết hội thảo nhằm thu thập, tập hợp các ý kiến và ý tưởng của các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia, kiến trúc sư hàng đầu trong và ngoài nước như Pháp, Bỉ, Canada…, đặc biệt là những người yêu Đà Lạt, để hoàn chỉnh dự án để trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình chính phủ phê duyệt.
Lễ công bố đồ án quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay, nhân dịp kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển Đà Lạt. Đây cũng là bước khởi đầu cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp năm 2013./.
Hội thảo do Bộ Xây dựng Việt Nam, phối hợp với Công ty quy hoạch đô thị và cảnh quan của Pháp, Interscène, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Miền Nam tổ chức.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Phan Thị Mỹ Linh, đoàn đại biểu Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đang thăm và làm việc tại Pháp cùng đông đảo các kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng.
[Quy hoạch Đà Lạt: Hạn chế mở rộng nội thành]
Phát biểu tại phiên khai mạc Thứ trưởng Bộ Xây dựng, bà Phan Thị Mỹ Linh, nêu bật ý nghĩa lịch sử của thành phố Đà Lạt - thành phố ở độ cao 1.500 mét so với mặt biển, với 120 năm hình thành và phát triển (1893-2012), - thành phố được nhiều người biết đến bởi ưu thế nổi bật là thành phố du lịch và nghỉ dưỡng, có hệ sinh thái độc đáo, điều kiên tự nghiên và khí hậu mát mẻ ưu đãi.
Bà Linh nhấn mạnh Đà Lạt hôm nay đã trở thành một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đã được khẳng định vai trò là một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia và quốc tế. Thành phố này còn là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo quốc gia, trung tâm nông nghiệp, giao thương và công nghệ cao.
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam và Bộ Xây dựng đã quan tâm đến việc lập quy hoạch phát triển thành phố này và cho rằng “việc quy hoạch phát triển bền vững thành phố Đà Lạt cần phù hợp cân bằng với việc bảo tồn di sản cảnh quan thiên nhiên và giữ gìn nét độc đáo của thành phố Đà Lạt ngày xưa.”
Theo bà Linh, đây cũng chính là lý do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng mời Công ty tư vấn quy hoạch đô thị và cảnh quan của Pháp, Interscène, kết hợp với Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Miền Nam, nghiên cứu, tư vấn, xây dựng đề án khả thi để trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới đây.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu Pháp và Việt Nam đã được nghe kiến trúc sư Thierry Huau, Giám đốc Công ty Interscène và Trưởng nhóm các nhà nghiên cứu và chuyên gia Pháp trình bày phương pháp nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng và ý tưởng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến 2030 và tầm nhìn 2050.
Là một nhà quy hoạch đô thị và một kiến trúc sư cảnh quan giàu kinh nghiệm, ông Thierry Huau đã có cái nhìn nhạy cảm không chỉ đối với cảnh quan thiên nhiên mà còn đối với vấn đề môi trường đô thị và cây xanh nơi đây.
[Tìm ý tưởng cho quy hoạch chung thành phố Đà Lạt]
Theo ông Huau, nhóm các chuyên gia Pháp đặc biệt chú trọng đến các điều kiện hiện hữu của thành phố tạo nên những hình ảnh và nét nghệ thuật riêng biệt đặc trưng một thành phố “mộng mơ” vùng cao nguyên miền Trung này. Nhóm chuyên gia Pháp đã dựa trên kết quả những khảo sát phân tích hiện trạng đánh giá bản đồ quy hoạch năm 2002 để đưa ra những nhận định và định hướng cho việc phát triển của thành phố này trong tương lai.
Ông Huau nhấn mạnh tới những nét đặc thù cũng là những “cái được” (ưu thế) của thành phố đó là đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng hoa, cây cảnh, hệ động thực vật phong phú và phát triển du lịch, … đồng thời cũng đề cập đến những điểm yếu và nét bất cập, như không gian du lịch manh mún, hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông công cộng hầu như không có… để từ đó có thể đưa ra những định hướng phát triển phù hợp và hiệu quả trong quá trình xây dựng dự án.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Pháp, ông Nguyên Xuân Tiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, cho rằng trong xu hướng phát triển và hội nhập thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc quy hoạch, mở rộng và phát triển thành phố Đà Lạt là một “tất yếu” tuy nhiên phải đảm bảo sự bền vững tương xứng với vị thế, tiềm năng và thế mạnh sẵn có đi đôi với việc bảo tồn nghiêm ngặt những di sản kiến trúc, cảnh quan vốn có và phát triển mô hình “kinh tế xanh” đảm bảo sự hài hòa bảo tồn và phát triển.
Ông Tiến cho biết hội thảo nhằm thu thập, tập hợp các ý kiến và ý tưởng của các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia, kiến trúc sư hàng đầu trong và ngoài nước như Pháp, Bỉ, Canada…, đặc biệt là những người yêu Đà Lạt, để hoàn chỉnh dự án để trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình chính phủ phê duyệt.
Lễ công bố đồ án quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay, nhân dịp kỷ niệm 120 năm hình thành và phát triển Đà Lạt. Đây cũng là bước khởi đầu cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp năm 2013./.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)