Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 17/1, tại trụ sở Hội đồng châu Âu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy.
Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam, có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu Phạm Sanh Châu.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nhiệt liệt hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Liên minh châu Âu (EU), coi đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đưa quan hệ hữu nghị hợp tác cùng có lợi giữa EU và Việt Nam lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm EU, có dịp gặp lại và trao đổi ý kiến với Ngài Chủ tịch Hội đồng châu Âu về quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU nói chung và Ủy ban châu Âu nói riêng, và để cùng nhau xác định các phương hướng, biện pháp đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU lên tầm cao mới.
Trong bầu không khí hữu nghị, cởi mở, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy đã điểm lại tình hình quan hệ giữa EU và Việt Nam trong thời gian qua, thông báo cho nhau về tình hình Việt Nam và EU, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy đánh giá cao vị trí, vai trò của Việt Nam, chính sách đổi mới của Việt Nam và những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đạt được trong những năm qua, vừa duy trì được phát triển kinh tế, đồng thời giải quyết một số vấn đề xã hội lớn, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo; bày tỏ mong muốn củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa EU và Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Hội đồng châu Âu, các nước thành viên EU và cá nhân Ngài Chủ tịch dành cho Việt Nam trong thời gian qua, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam, đặc biệt việc EU duy trì ODA cho Việt Nam giai đoạn sau 2014-2020.
Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam coi trọng vị trí và vai trò của EU, đồng thời bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ đối tác toàn diện, ổn định lâu dài với EU.
Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển nhanh chóng và tích cực của quan hệ song phương. EU hiện là một trong những bạn hàng, đối tác đầu tư và nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam.
Việc hai bên ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và đàm phán vòng một Hiệp định tự do thương mại (FTA) là những bước đi cụ thể, quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và EU cùng với các nước thành viên theo hướng đối tác bình đẳng và hợp tác toàn diện vì mục tiêu phát triển.
Hai bên đã thống nhất một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới như tiếp tục tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao, nhằm tạo động lực phát triển quan hệ; đẩy nhanh quá trình phê chuẩn để PCA sớm có hiệu lực; thúc đẩy đàm phán FTA Việt Nam-EU; thiết lập cơ chế Tham vấn chính trị cấp thứ trưởng ngoại giao.
Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn EU sớm dành cho Việt Nam quy chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp hai bên đầu tư và kinh doanh hiệu quả, lâu dài tại thị trường của nhau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học kỹ thuật...
Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi quan hệ giữa EU và ASEAN. Tổng Bí thư khẳng định, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-EU giai đoạn 2012-2015, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN-EU trên mọi lĩnh vực, phù hợp với lợi ích của cả hai bên, nhất là về kinh tế, thương mại, hợp tác phát triển; tham gia hợp tác trong các khuôn khổ tiểu vùng Mekong.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu khẳng định, EU ủng hộ nỗ lực xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị; ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)./.
Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam, có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu Phạm Sanh Châu.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nhiệt liệt hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Liên minh châu Âu (EU), coi đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đưa quan hệ hữu nghị hợp tác cùng có lợi giữa EU và Việt Nam lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm EU, có dịp gặp lại và trao đổi ý kiến với Ngài Chủ tịch Hội đồng châu Âu về quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU nói chung và Ủy ban châu Âu nói riêng, và để cùng nhau xác định các phương hướng, biện pháp đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU lên tầm cao mới.
Trong bầu không khí hữu nghị, cởi mở, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy đã điểm lại tình hình quan hệ giữa EU và Việt Nam trong thời gian qua, thông báo cho nhau về tình hình Việt Nam và EU, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy đánh giá cao vị trí, vai trò của Việt Nam, chính sách đổi mới của Việt Nam và những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đạt được trong những năm qua, vừa duy trì được phát triển kinh tế, đồng thời giải quyết một số vấn đề xã hội lớn, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo; bày tỏ mong muốn củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa EU và Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Hội đồng châu Âu, các nước thành viên EU và cá nhân Ngài Chủ tịch dành cho Việt Nam trong thời gian qua, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam, đặc biệt việc EU duy trì ODA cho Việt Nam giai đoạn sau 2014-2020.
Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam coi trọng vị trí và vai trò của EU, đồng thời bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ đối tác toàn diện, ổn định lâu dài với EU.
Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển nhanh chóng và tích cực của quan hệ song phương. EU hiện là một trong những bạn hàng, đối tác đầu tư và nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam.
Việc hai bên ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và đàm phán vòng một Hiệp định tự do thương mại (FTA) là những bước đi cụ thể, quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và EU cùng với các nước thành viên theo hướng đối tác bình đẳng và hợp tác toàn diện vì mục tiêu phát triển.
Hai bên đã thống nhất một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới như tiếp tục tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao, nhằm tạo động lực phát triển quan hệ; đẩy nhanh quá trình phê chuẩn để PCA sớm có hiệu lực; thúc đẩy đàm phán FTA Việt Nam-EU; thiết lập cơ chế Tham vấn chính trị cấp thứ trưởng ngoại giao.
Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn EU sớm dành cho Việt Nam quy chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp hai bên đầu tư và kinh doanh hiệu quả, lâu dài tại thị trường của nhau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học kỹ thuật...
Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi quan hệ giữa EU và ASEAN. Tổng Bí thư khẳng định, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-EU giai đoạn 2012-2015, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN-EU trên mọi lĩnh vực, phù hợp với lợi ích của cả hai bên, nhất là về kinh tế, thương mại, hợp tác phát triển; tham gia hợp tác trong các khuôn khổ tiểu vùng Mekong.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu khẳng định, EU ủng hộ nỗ lực xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị; ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)./.
(TTXVN)