Chiều 15/7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Nam Hải-Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và ông Mitsuyoshi Yanagisawa - Thứ trưởng Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nâng cao hệ thống quản lý rủi ro hóa chất tại Việt Nam nhằm tăng cường thực hiện “Luật Hóa chất” tại Việt Nam, giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của công nghiệp hóa chất đến sức khỏe con người và môi trường cũng như thực hiện phát triển bền vững.
Theo đó, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản sẽ hợp tác chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp, công cụ, chính sách liên quan đến pháp luật và các quy định, công nghệ trong lĩnh vực quản lý hóa chất, hợp tác đào tạo nhân sự. Hàng năm, hai bên sẽ tổ chức đối thoại theo các chủ đề, vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản Mitsuyoshi Yanagisawa khẳng định biên bản hợp tác về quản lý rủi ro hóa chất tại Việt Nam sẽ là khuôn khổ quan trọng để hai bên cùng phối hợp, hỗ trợ nhằm đưa ra các tiêu chuẩn, thể chế quản lý ngành hóa chất hài hòa với các quy định chung của thế giới và khu vực.
Ông Mitsuyoshi Yanagisawa nhấn mạnh METI tin tưởng việc hợp tác này sẽ mở ra cơ hội đối thoại, trao đổi chính sách hiệu quả, giúp Việt Nam xây dựng được thể chế quản lý ngành hóa chất hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành hóa chất Việt Nam phát triển bền vững với môi trường.
Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất-Bộ Công Thương, với khuôn khổ hợp tác này, từ nay đến năm 2015, hai bên sẽ triển khai kế hoạch hành động cụ thể nhằm xây dựng hệ thống quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro; hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất và danh sách hóa chất để hỗ trợ việc thực hiện “Luật Hóa chất” như một phần của Kế hoạch an toàn hóa chất bền vững tại châu Á”…
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Bộ Công Thương và Cục Hóa chất sẽ mở các khóa đào tạo để tăng cường năng lực đánh giá rủi ro hóa chất và quản lý cho các cán bộ nhà nước và doanh nghiệp; các khóa đào tạo về quản lý an toàn đối với các hóa chất độc cho doanh nghiệp.
Hiện nay, ngành hóa chất Việt Nam gồm 12 phân ngành chủ chốt như sản xuất phân bón, cao su, chất tẩy rửa, công nghiệp hóa dầu, hóa dược...Trong 15 năm lại đây, ngành hóa chất Việt Nam là ngành công nghiệp quan trọng phục vụ sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác; là ngành có tốc độ phát triển luôn ở mức hai con số có góp lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành hóa chất cũng tiềm ẩn những yếu tố nguy hại với môi trường cũng như sức khỏe của con người./.
Theo đó, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản sẽ hợp tác chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp, công cụ, chính sách liên quan đến pháp luật và các quy định, công nghệ trong lĩnh vực quản lý hóa chất, hợp tác đào tạo nhân sự. Hàng năm, hai bên sẽ tổ chức đối thoại theo các chủ đề, vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản Mitsuyoshi Yanagisawa khẳng định biên bản hợp tác về quản lý rủi ro hóa chất tại Việt Nam sẽ là khuôn khổ quan trọng để hai bên cùng phối hợp, hỗ trợ nhằm đưa ra các tiêu chuẩn, thể chế quản lý ngành hóa chất hài hòa với các quy định chung của thế giới và khu vực.
Ông Mitsuyoshi Yanagisawa nhấn mạnh METI tin tưởng việc hợp tác này sẽ mở ra cơ hội đối thoại, trao đổi chính sách hiệu quả, giúp Việt Nam xây dựng được thể chế quản lý ngành hóa chất hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành hóa chất Việt Nam phát triển bền vững với môi trường.
Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất-Bộ Công Thương, với khuôn khổ hợp tác này, từ nay đến năm 2015, hai bên sẽ triển khai kế hoạch hành động cụ thể nhằm xây dựng hệ thống quản lý hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro; hệ thống cơ sở dữ liệu hóa chất và danh sách hóa chất để hỗ trợ việc thực hiện “Luật Hóa chất” như một phần của Kế hoạch an toàn hóa chất bền vững tại châu Á”…
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Bộ Công Thương và Cục Hóa chất sẽ mở các khóa đào tạo để tăng cường năng lực đánh giá rủi ro hóa chất và quản lý cho các cán bộ nhà nước và doanh nghiệp; các khóa đào tạo về quản lý an toàn đối với các hóa chất độc cho doanh nghiệp.
Hiện nay, ngành hóa chất Việt Nam gồm 12 phân ngành chủ chốt như sản xuất phân bón, cao su, chất tẩy rửa, công nghiệp hóa dầu, hóa dược...Trong 15 năm lại đây, ngành hóa chất Việt Nam là ngành công nghiệp quan trọng phục vụ sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác; là ngành có tốc độ phát triển luôn ở mức hai con số có góp lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành hóa chất cũng tiềm ẩn những yếu tố nguy hại với môi trường cũng như sức khỏe của con người./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)