Sau kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý sử dụng vốn, tài sản, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang khẩn trương triển khai công tác sắp xếp, đổi mới mô hình tổ chức và khắc phục những yếu kém, tồn tại, từng bước ổn định sản xuất, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Về những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận trong giai đoạn phát triển nóng, chất lượng công tác dự báo thị trường của Tổng công ty chưa đạt yêu cầu, dẫn đến sự nóng vội trong hoạt động đầu tư phát triển đội tàu.
Một tỷ lệ lớn tấn trọng tải của đội tàu được đầu tư vào giai đoạn 2007-2008 đã dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đội tàu.
Mô hình tổ chức còn nhiều bất cập khiến công tác quản lý, kiểm tra giám sát cũng chưa được thực hiện triệt để và chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả tại một số doanh nghiệp trong Tổng công ty.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, quá trình thực hiện đầu tư của Vinalines còn một số hạn chế là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ của Vinalines bằng 4,27 lần vốn điều lệ (trong khi mức cho phép là không quá 3 lần), chiếm 75,6% tổng tài sản. Khả năng thanh toán giảm mạnh, hiệu quả kinh doanh giảm dần do phải tăng chi phí về lãi vay, chi phí quản lý và khối lượng lớn vốn đầu tư chưa có hiệu quả.
Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.004.961 DWT, tổng số vốn là 22.853 tỷ đồng. 85% vốn mua tàu là vay thương mại, thậm chí dự án mua tàu Sky, Ocean, Global sử dụng 100% vốn vay...
Hầu hết các dự án mua tàu được lập sơ sài, nội dung và thực tế thực hiện không thống nhất. Dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, nhưng thực tế có 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán.
Cũng trong giai đoạn 2007-2010, Vinalines đã quyết định đầu tư 14 dự án xây dựng cảng gồm 1 cảng cạn, 1 cảng sông và 12 cảng biển. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này sau khi được thanh tra đều phát hiện sai phạm trong quản lý việc thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và quản lý thi công các hạng mục công trình không chặt chẽ, trái quy định, làm tăng vốn đầu tư.
Việc đầu tư mua tàu biển, đầu tư xây dựng cảng biển, cơ sở sửa chữa tàu biển chưa có sự tính toán kỹ đến các yếu tố tài chính, thị trường, dự án đầu tư thiếu căn cứ khoa học đều sử dụng vốn vay phát sinh chi phí lãi vay. Cũng từ đây mà hiệu quả sử dụng vốn của Vinalines giảm mạnh. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ 14,15% năm 2007 đã giảm xuống còn -14,8% vào năm 2010.
Tại công văn gửi một số bộ, ngành liên quan ngày 9/5 vừa qua, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cũng đã giải trình thêm rằng một trong những khó khăn khách quan lớn nhất, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam trong thời gian qua chính là sự suy giảm đột ngột và kéo dài của thị trường vận tải biển từ nửa cuối năm 2008 đến nay. Giá cước đã giảm mạnh từ gần 14.000 điểm (tháng 7/2008) xuống còn gần 800 điểm vào cuối 2008 và duy trì mức thấp này trong suốt năm 2011.
Trong khi đó, chí phí đầu vào như nhiên liệu, chi phí lãi vay, chi phí sửa chữa, nhân công luôn ở mức cao. Có những thời điểm, Tổng công ty đã phải chấp nhận mức lãi suất 20%/năm để đảm bảo nguồn vốn lưu thông, duy trì hoạt động của đội tàu. Giá dầu cũng liên tục tăng, năm 2011 đạt tương đương với mức giá năm 2007-2008, trong khi mức cước năm 2011 lại chỉ bằng 10% so với mức cước cao nhất năm 2008.
Trong bối cảnh đó, lần đầu tiên trong 15 năm thành lập và hoạt động, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam có mức lợi nhuận âm.
Với điều kiện thị trường suy giảm kéo dài, không chỉ có Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, nhiều hãng vận tải biển lớn trên thế giới như Maersk, NYK, MOL, China Shipping cũng phải thông báo kết quả kinh doanh lỗ, thậm chí một số hãng như MISC đã phải quyết định chấm dứt hoạt động liner do số lũy kế quá lớn.
Cùng với đó, theo Quyết định số 926/QĐ-TTg, để tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã điều chuyển nguyên trạng một số doanh nghiệp và dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt nam về Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Sau khi tiếp nhận, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện, sắp xếp mô hình tổ chức của doanh nghiệp, xem xét lại quy mô của các dự án và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời hỗ trợ về nhân lực, tài chính để duy trì hoạt động các doanh nghiệp, từng bước cắt lỗ.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng hỗ trợ về mặt tài chính và thủ tục pháp lý để từng bước giải quyết các vụ tranh chấp tại nước ngoài đối với các tàu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin./.
Về những yếu kém trong sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận trong giai đoạn phát triển nóng, chất lượng công tác dự báo thị trường của Tổng công ty chưa đạt yêu cầu, dẫn đến sự nóng vội trong hoạt động đầu tư phát triển đội tàu.
Một tỷ lệ lớn tấn trọng tải của đội tàu được đầu tư vào giai đoạn 2007-2008 đã dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đội tàu.
Mô hình tổ chức còn nhiều bất cập khiến công tác quản lý, kiểm tra giám sát cũng chưa được thực hiện triệt để và chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả tại một số doanh nghiệp trong Tổng công ty.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, quá trình thực hiện đầu tư của Vinalines còn một số hạn chế là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ của Vinalines bằng 4,27 lần vốn điều lệ (trong khi mức cho phép là không quá 3 lần), chiếm 75,6% tổng tài sản. Khả năng thanh toán giảm mạnh, hiệu quả kinh doanh giảm dần do phải tăng chi phí về lãi vay, chi phí quản lý và khối lượng lớn vốn đầu tư chưa có hiệu quả.
Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.004.961 DWT, tổng số vốn là 22.853 tỷ đồng. 85% vốn mua tàu là vay thương mại, thậm chí dự án mua tàu Sky, Ocean, Global sử dụng 100% vốn vay...
Hầu hết các dự án mua tàu được lập sơ sài, nội dung và thực tế thực hiện không thống nhất. Dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, nhưng thực tế có 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán.
Cũng trong giai đoạn 2007-2010, Vinalines đã quyết định đầu tư 14 dự án xây dựng cảng gồm 1 cảng cạn, 1 cảng sông và 12 cảng biển. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này sau khi được thanh tra đều phát hiện sai phạm trong quản lý việc thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và quản lý thi công các hạng mục công trình không chặt chẽ, trái quy định, làm tăng vốn đầu tư.
Việc đầu tư mua tàu biển, đầu tư xây dựng cảng biển, cơ sở sửa chữa tàu biển chưa có sự tính toán kỹ đến các yếu tố tài chính, thị trường, dự án đầu tư thiếu căn cứ khoa học đều sử dụng vốn vay phát sinh chi phí lãi vay. Cũng từ đây mà hiệu quả sử dụng vốn của Vinalines giảm mạnh. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ 14,15% năm 2007 đã giảm xuống còn -14,8% vào năm 2010.
Tại công văn gửi một số bộ, ngành liên quan ngày 9/5 vừa qua, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cũng đã giải trình thêm rằng một trong những khó khăn khách quan lớn nhất, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam trong thời gian qua chính là sự suy giảm đột ngột và kéo dài của thị trường vận tải biển từ nửa cuối năm 2008 đến nay. Giá cước đã giảm mạnh từ gần 14.000 điểm (tháng 7/2008) xuống còn gần 800 điểm vào cuối 2008 và duy trì mức thấp này trong suốt năm 2011.
Trong khi đó, chí phí đầu vào như nhiên liệu, chi phí lãi vay, chi phí sửa chữa, nhân công luôn ở mức cao. Có những thời điểm, Tổng công ty đã phải chấp nhận mức lãi suất 20%/năm để đảm bảo nguồn vốn lưu thông, duy trì hoạt động của đội tàu. Giá dầu cũng liên tục tăng, năm 2011 đạt tương đương với mức giá năm 2007-2008, trong khi mức cước năm 2011 lại chỉ bằng 10% so với mức cước cao nhất năm 2008.
Trong bối cảnh đó, lần đầu tiên trong 15 năm thành lập và hoạt động, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam có mức lợi nhuận âm.
Với điều kiện thị trường suy giảm kéo dài, không chỉ có Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, nhiều hãng vận tải biển lớn trên thế giới như Maersk, NYK, MOL, China Shipping cũng phải thông báo kết quả kinh doanh lỗ, thậm chí một số hãng như MISC đã phải quyết định chấm dứt hoạt động liner do số lũy kế quá lớn.
Cùng với đó, theo Quyết định số 926/QĐ-TTg, để tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã điều chuyển nguyên trạng một số doanh nghiệp và dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt nam về Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Sau khi tiếp nhận, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện, sắp xếp mô hình tổ chức của doanh nghiệp, xem xét lại quy mô của các dự án và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời hỗ trợ về nhân lực, tài chính để duy trì hoạt động các doanh nghiệp, từng bước cắt lỗ.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng hỗ trợ về mặt tài chính và thủ tục pháp lý để từng bước giải quyết các vụ tranh chấp tại nước ngoài đối với các tàu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin./.
Hồng Ninh (TTXVN)