Theo các đại biểu và chuyên gia, để giảm thiểu tai nạn giao thông, Việt Nam cần phải phát động nhiều chuyên đề từ đó sẽ cung cấp các thông tin về An toàn giao thông, lập các bản đồ đánh giá tai nạn giao thông hàng năm, các nhóm đối tượng gây tai nạn, đánh giá được các điểm đen và xây dựng các Trung tâm cứu hộ, cứu nạn trên tuyến Quốc lộ ở từng địa phương.
Theo Phó thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc, hưởng ứng thập kỷ An toàn giao thông đường bộ do Liên Hợp quốc phát động, Việt Nam cam kết đến năm 2020 giảm 50% số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn so với năm 2011.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về An toàn giao thông tại Việt Nam năm 2012 vào ngày hôm nay (22/11).
Cam kết giảm 50% tai nạn năm 2020
Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phát triển giao thông vận tải là động lực phát triển kinh tế, xã hội đất nước nhưng cũng là nguy cơ mất cân bằng giữa nhu cầu giao thông và năng lực cung ứng về hạ tầng, dịch vụ cũng như do các hoạt động giao thông vận tải gây ra chính là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh tình trạng ùn tắc, tăng mức độ phức tạp, nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông.
Chứng minh cho thực tế này, Phó thủ tướng Hoàng Xuân Phúc đưa ra số liệu, trong 10 năm từ 2002-2011, bình quân mỗi năm Việt Nam xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm khoảng 11.000 người chết và nhiều người bị thương.
Những năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực, cố gắng thông qua việc ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt hàng loạt các giải pháp khác nhau tập trung vào ba nhóm quan trọng gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông công cộng và tổ chức quản lý giao thông để hạn chế ùn tắc, tai nạn. Trong năm An tòan giao thông 2012, hàng loạt giải pháp cũng được triển khai quyết liệt.
Cụ thể, trong đầu năm 2012, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã giảm mạnh, trong đó số người chết giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
“Có được điều đó nhờ vào ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông từng bước được nâng lên, tai nạn giao thông đã giảm đáng kể,” Phó Thủ tướng Phúc chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đây mới là kết quả bước đầu, tình hình trật tự an toàn giao thông nhìn chung vẫn còn rất nghiêm trọng và diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về người và tài sản ở nước ta.
“Từ đó, cho thấy tính bền vững là một thách thức lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở nước ta,” Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Ngoài ra, để hưởng ứng thập kỷ An toàn giao thông đường bộ do Liên Hợp quốc phát động, Phó Thủ tướng cũng khẳng định: “Việt Nam cam kết đến năm 2020 giảm 50% số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn so với năm 2011.”
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng hy vọng, tại hội nghị này, các chuyên gia, nhà quản lý, khoa học sẽ trao đổi, thảo luận và tìm ra những giải pháp có tính ứng dụng, thực tiễn cao để góp phần bảo đảm an toàn giao thông bền vững. Kết quả từ hội nghị sẽ góp phần tích cực giúp xây dựng các đề án, chính sách, chiến lược và kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trước mắt và lâu dài.
Đồng tính quan điểm đó, ông Reinhold Maier, Trường đại học Kỹ thuật Dresden chia sẻ kinh nghiệm của Đức về vấn đề an toàn giao thông, nhiều bên liên quan cũng có những gắng để đảm bảo an toàn giao thông nhưng tỷ lệ bị thương vẫn tăng.
Lý giải cho nguyên nhân này, ông Reinhold Maier cho rằng, điều kiện dân số, chặng đường tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông, ý thức người tham gia lưu thông là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự không bền vững của an toàn giao thông.
Thiếu trầm trọng trạm cấp cứu trên Quốc lộ
Tham dự hội nghị, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện tại, điểm yếu lớn nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đó là việc cứu hộ, cứu nạn chưa kịp thời đặc biệt là thiếu trầm trọng trạm y tế trên các tuyến Quốc lộ.”
Ông Khuê cũng đưa ra các mô hình cứu hộ, cứu nạn hiện đại mà các nước tiên tiến đang áp dụng và kiến nghị Bộ Y tế cần rà soát lại hệ thống cấp cứu của các tỉnh, thành.
“Bộ Y tế cần phải có ý kiến với Uỷ ban Nhân dân, Sở Y tế các tỉnh tạo điều kiện để xây dựng các Trung tâm cấp cứu đồng thời cung cấp trang thiết bị và phương tiện máy móc, xe cứu thương tại từng địa phương."
Muốn làm được các Trung tâm cứu hộ, cứu nạn này, ông Gayle Di Pietro, Phó Giám đốc điều hành Tổ chức phi lợi nhuận Hợp tác An toàn Đường bộ Toàn cầu (GRSP) cho rằng, các cơ quan liên quan phải lập các bản đồ đánh giá tai nạn giao thông hàng năm, các nhóm đối tượng gây tai nạn, đánh giá được các điểm đen… trên tuyến Quốc lộ.
Đề cập đến việc phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh trong những năm vừa qua, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đưa ra số liệu: “Tính đến 31/10/2012, trên cả nước đã có 1.514.913 phương tiện (tăng so với năm 2011 là 86.911 phương tiện (5,4%)).
“Muốn hạn chế sự gia tăng phương tiện, các chuyên gia nhận định, Quỹ bảo trì đường bộ cần sớm đưa vào thực hiện để duy tu, sửa chữa các tuyến đường; cùng với phải thành lập các trạm cân trên Quốc lộ nhằm hạn chế xe quá khổ, quá tải,” ông Giao đưa ra giải pháp.
Để làm được vấn đề này, ông Giao cũng cho rằng, các quốc gia phải có hệ thống phương tiện an toàn, thân thiện với môi trường cùng với một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại.
Cùng chung quan điểm đó, ông Manfred Breithaupt, chuyên gia giao thông cấp cao của Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật nước Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng, Việt Nam muốn thay đổi tình trạng lộn xộn trong giao thông và quy hoạch đô thị thì cần phải thay đổi cả về tư duy của những người đưa ra chính sách lẫn tư duy của người dân.
“Ngoài ra, chính quyền cần thường xuyên cùng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn vận động, khuyến khích nhân viên, người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng,” ông Manfred Breithaupt chia sẻ./.
Theo Phó thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc, hưởng ứng thập kỷ An toàn giao thông đường bộ do Liên Hợp quốc phát động, Việt Nam cam kết đến năm 2020 giảm 50% số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn so với năm 2011.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về An toàn giao thông tại Việt Nam năm 2012 vào ngày hôm nay (22/11).
Cam kết giảm 50% tai nạn năm 2020
Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phát triển giao thông vận tải là động lực phát triển kinh tế, xã hội đất nước nhưng cũng là nguy cơ mất cân bằng giữa nhu cầu giao thông và năng lực cung ứng về hạ tầng, dịch vụ cũng như do các hoạt động giao thông vận tải gây ra chính là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh tình trạng ùn tắc, tăng mức độ phức tạp, nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông.
Chứng minh cho thực tế này, Phó thủ tướng Hoàng Xuân Phúc đưa ra số liệu, trong 10 năm từ 2002-2011, bình quân mỗi năm Việt Nam xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm khoảng 11.000 người chết và nhiều người bị thương.
Những năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực, cố gắng thông qua việc ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt hàng loạt các giải pháp khác nhau tập trung vào ba nhóm quan trọng gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông công cộng và tổ chức quản lý giao thông để hạn chế ùn tắc, tai nạn. Trong năm An tòan giao thông 2012, hàng loạt giải pháp cũng được triển khai quyết liệt.
Cụ thể, trong đầu năm 2012, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã giảm mạnh, trong đó số người chết giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
“Có được điều đó nhờ vào ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông từng bước được nâng lên, tai nạn giao thông đã giảm đáng kể,” Phó Thủ tướng Phúc chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đây mới là kết quả bước đầu, tình hình trật tự an toàn giao thông nhìn chung vẫn còn rất nghiêm trọng và diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về người và tài sản ở nước ta.
“Từ đó, cho thấy tính bền vững là một thách thức lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở nước ta,” Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Ngoài ra, để hưởng ứng thập kỷ An toàn giao thông đường bộ do Liên Hợp quốc phát động, Phó Thủ tướng cũng khẳng định: “Việt Nam cam kết đến năm 2020 giảm 50% số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn so với năm 2011.”
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng hy vọng, tại hội nghị này, các chuyên gia, nhà quản lý, khoa học sẽ trao đổi, thảo luận và tìm ra những giải pháp có tính ứng dụng, thực tiễn cao để góp phần bảo đảm an toàn giao thông bền vững. Kết quả từ hội nghị sẽ góp phần tích cực giúp xây dựng các đề án, chính sách, chiến lược và kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trước mắt và lâu dài.
Đồng tính quan điểm đó, ông Reinhold Maier, Trường đại học Kỹ thuật Dresden chia sẻ kinh nghiệm của Đức về vấn đề an toàn giao thông, nhiều bên liên quan cũng có những gắng để đảm bảo an toàn giao thông nhưng tỷ lệ bị thương vẫn tăng.
Lý giải cho nguyên nhân này, ông Reinhold Maier cho rằng, điều kiện dân số, chặng đường tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông, ý thức người tham gia lưu thông là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự không bền vững của an toàn giao thông.
Thiếu trầm trọng trạm cấp cứu trên Quốc lộ
Tham dự hội nghị, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện tại, điểm yếu lớn nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đó là việc cứu hộ, cứu nạn chưa kịp thời đặc biệt là thiếu trầm trọng trạm y tế trên các tuyến Quốc lộ.”
Ông Khuê cũng đưa ra các mô hình cứu hộ, cứu nạn hiện đại mà các nước tiên tiến đang áp dụng và kiến nghị Bộ Y tế cần rà soát lại hệ thống cấp cứu của các tỉnh, thành.
“Bộ Y tế cần phải có ý kiến với Uỷ ban Nhân dân, Sở Y tế các tỉnh tạo điều kiện để xây dựng các Trung tâm cấp cứu đồng thời cung cấp trang thiết bị và phương tiện máy móc, xe cứu thương tại từng địa phương."
Muốn làm được các Trung tâm cứu hộ, cứu nạn này, ông Gayle Di Pietro, Phó Giám đốc điều hành Tổ chức phi lợi nhuận Hợp tác An toàn Đường bộ Toàn cầu (GRSP) cho rằng, các cơ quan liên quan phải lập các bản đồ đánh giá tai nạn giao thông hàng năm, các nhóm đối tượng gây tai nạn, đánh giá được các điểm đen… trên tuyến Quốc lộ.
Đề cập đến việc phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh trong những năm vừa qua, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đưa ra số liệu: “Tính đến 31/10/2012, trên cả nước đã có 1.514.913 phương tiện (tăng so với năm 2011 là 86.911 phương tiện (5,4%)).
“Muốn hạn chế sự gia tăng phương tiện, các chuyên gia nhận định, Quỹ bảo trì đường bộ cần sớm đưa vào thực hiện để duy tu, sửa chữa các tuyến đường; cùng với phải thành lập các trạm cân trên Quốc lộ nhằm hạn chế xe quá khổ, quá tải,” ông Giao đưa ra giải pháp.
Để làm được vấn đề này, ông Giao cũng cho rằng, các quốc gia phải có hệ thống phương tiện an toàn, thân thiện với môi trường cùng với một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại.
Cùng chung quan điểm đó, ông Manfred Breithaupt, chuyên gia giao thông cấp cao của Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật nước Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng, Việt Nam muốn thay đổi tình trạng lộn xộn trong giao thông và quy hoạch đô thị thì cần phải thay đổi cả về tư duy của những người đưa ra chính sách lẫn tư duy của người dân.
“Ngoài ra, chính quyền cần thường xuyên cùng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn vận động, khuyến khích nhân viên, người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng,” ông Manfred Breithaupt chia sẻ./.
Việt Hùng (Vietnam+)