Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 là một trong những dự thảo quan trọng vừa được Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ xem xét phê duyệt.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, chương trình có ý nghĩa lớn và thực sự cần thiết bởi đây chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời sẽ kiểm soát việc phát triển hệ thống đô thị toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng đô thị, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ hiện đại tạo môi trường đô thị sống tốt.
Phát triển hệ thống đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Mặt khác, quá trình phát triển đô thị phải đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới.
Theo định hướng, phát triển hình thành các đô thị sẽ gắn với các khu kinh tế ven biển, cửa khẩu tạo cửa ngõ hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hệ thống đô thị du lịch. Việc phát triển đô thị dựa trên cơ sở phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý quy hoạch, kế hoạch, đất đai, cơ sở hạ tầng đô thị các cấp; giữa các đô thị trong vùng đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy cơ hội và khắc phục thách thức trong việc sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ngoài ra còn hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị tại các vùng miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Mục tiêu đặt ra của Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 là đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 38% với hệ thống 870 đô thị. Ngoài hai đô thị đặc biệt còn có 211 đô thị từ loại I đến loại IV, 657 đô thị loại V và hình thành thêm 132 đô thị mới. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc sẽ đạt tới 45% với hệ thống khoảng 940 đô thị.
Để đạt chỉ tiêu này, các địa phương tập trung xây dựng chương trình phát triển đô thị, lồng ghép phối hợp với các chương trình, kế hoạch khác trên địa bàn đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Các lĩnh vực cần chú trọng gồm phát triển đa dạng các loại nhà ở đô thị, cải tạo chỉnh trang và nâng cấp đô thị, quản lý phát triển đô thị mới và khu vực phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị...
Các giải pháp trước mắt cần tập trung là hoàn thiện về cơ chế chính sách, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cũng như khoa học công nghệ môi trường. Riêng về cơ chế tài chính, Bộ Xây dựng đề xuất ngân sách địa phương cùng hỗ trợ từ kinh phí trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng, công viên cây xanh và khu đô thị mới, khu nhà ở bằng các hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh), BT (xây dựng-chuyển giao) và PPP (hợp tác công tư)./.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, chương trình có ý nghĩa lớn và thực sự cần thiết bởi đây chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời sẽ kiểm soát việc phát triển hệ thống đô thị toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng đô thị, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ hiện đại tạo môi trường đô thị sống tốt.
Phát triển hệ thống đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Mặt khác, quá trình phát triển đô thị phải đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới.
Theo định hướng, phát triển hình thành các đô thị sẽ gắn với các khu kinh tế ven biển, cửa khẩu tạo cửa ngõ hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hệ thống đô thị du lịch. Việc phát triển đô thị dựa trên cơ sở phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý quy hoạch, kế hoạch, đất đai, cơ sở hạ tầng đô thị các cấp; giữa các đô thị trong vùng đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy cơ hội và khắc phục thách thức trong việc sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ngoài ra còn hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị tại các vùng miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Mục tiêu đặt ra của Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 là đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 38% với hệ thống 870 đô thị. Ngoài hai đô thị đặc biệt còn có 211 đô thị từ loại I đến loại IV, 657 đô thị loại V và hình thành thêm 132 đô thị mới. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc sẽ đạt tới 45% với hệ thống khoảng 940 đô thị.
Để đạt chỉ tiêu này, các địa phương tập trung xây dựng chương trình phát triển đô thị, lồng ghép phối hợp với các chương trình, kế hoạch khác trên địa bàn đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Các lĩnh vực cần chú trọng gồm phát triển đa dạng các loại nhà ở đô thị, cải tạo chỉnh trang và nâng cấp đô thị, quản lý phát triển đô thị mới và khu vực phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị...
Các giải pháp trước mắt cần tập trung là hoàn thiện về cơ chế chính sách, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cũng như khoa học công nghệ môi trường. Riêng về cơ chế tài chính, Bộ Xây dựng đề xuất ngân sách địa phương cùng hỗ trợ từ kinh phí trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng, công viên cây xanh và khu đô thị mới, khu nhà ở bằng các hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh), BT (xây dựng-chuyển giao) và PPP (hợp tác công tư)./.
Thu Hằng (TTXVN)