Nhờ sự can thiệp kịp thời của Chính phủ Nga, Lanta-Tour Voyage đã được cấp tín dụng để thanh toán các món nợ với đối tác nước ngoài. Sóng gió đã tạm yên trong cuộc tranh chấp tài chính giữa các công ty du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới với Lanta Tour.
Tuy nhiên, vụ phá sản của công ty du lịch hàng đầu nước Nga đã để lại những bài học lớn không chỉ cho các công ty du lịch lữ hành nước này mà còn cho cả các đối tác Việt Nam.
[Lãnh sự Nga khẳng định Lanta sẽ lại hoạt động]
Còn 50% nợ và 10 du khách
Về phía Việt Nam, sau khi có xác nhận của Lanta Việt, tính đến chiều nay ngày 8/2 Lanta-Tour Voyage đã trả xong 50% tổng số nợ cho một số resort ở Mũi Né, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận Nguyễn Văn Khoa thông tin với phóng viên Vietnam+.
Các resort được thanh toán có thể kể đến như Muine Bay, Pandanus, Sealion, Hoàng Ngọc, Làng Tre trong số 17 resort đã cung cấp dịch vụ cho 309 du khách Nga.
Số công nợ còn lại trị giá khoảng 5 tỷ đồng đang tiếp tục được văn phòng Lanta Việt đặt ở Phan Thiết xác nhận để Lanta-Tour có thể hoàn thành chi trả trong thời gian sớm nhất có thể cho các resort như Palmira, Allezboo, Novotel, Hải Âu, Seahorse, Muine de Century, Cánh Buồm Vàng, Vườn Đá, Lucky Resort.
Ông Khoa cũng cho biết, sau khi rà soát thống kê, hiện vẫn còn 10 du khách Nga tiếp tục lưu trú ở Mũi Né do đến ngày 10/2 họ mới kết thúc hành trình tour để về nước (khác với thông tin ban đầu là ngày 8/2).
Về vụ việc này, đại diện Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Việt Nam trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và Tổng cục Du lịch trước đó cũng khẳng định, phía Nga đánh giá rất cao và bày tỏ sự cảm ơn tới Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Du lịch, các khách sạn và resort tại Mũi Né đã vào cuộc để giải quyết kịp thời, đúng đắn, tận tình và chu đáo dành cho du khách Nga đã và đang kẹt tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trên tờ Tiếng nói nước Nga lại đăng tải nội dung: Cơ quan du lịch Liên bang Nga đã bố cáo trên trang web danh sách đen các khách sạn đã vi phạm quyền lợi của du khách Nga như khách sạn Hải Âu, Hoàng Ngọc, Bamboo Village.
[Lanta-Tour được cấp khoản tín dụng 7 triệu USD]
Trước thông tin này, trao đổi nhanh qua điện thoại chiều 8/2, Phó Chủ tịch Ủy ban ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm cho Vietnam+ biết: “Ngay khi xảy ra sự việc, chúng tôi cũng có nghe tin về resort Hải Âu, đúng là xử sự ban đầu của họ hơi dở ở chỗ có ý đòi khách phải nộp tiền ngay và cũng có yếu tố gây khó dễ. Còn với Hoàng Ngọc và Bamboo Village, khi chúng tôi xác minh thì họ không có ý đó.”
Song sau đó, tuy chưa có cuộc họp thống nhất cách xử lý nhưng lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã điện thoại chỉ đạo ngay nhằm trấn an tinh thần các resort và do đó các doanh nghiệp này đã rất yên tâm tiếp đón, phục vụ du khách mà không gây khó dễ gì, ông Tâm khẳng định.
Bài học cho du lịch Việt
Qua sự việc này, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đánh giá, các công ty lữ hành phía Việt Nam cũng có lỗi là lẽ ra trong ký kết hợp đồng tour trước đó với phía công ty lữ hành Nga phải có ràng buộc tài chính, để nếu có rủi ro xảy ra thì việc xử lý cũng nhanh gọn, nhẹ nhàng hơn.
“Thực tế, các resort ở Mũi Né vừa muốn thu hút khách, lại cũng do đây là mối làm ăn lâu nay nên đã chủ quan trong vấn đề hợp đồng. Qua sự việc này cũng cần rút kinh nghiệm trong việc xử lý hay ứng xử kịp thời mối quan hệ giữa các resort của Việt Nam với các đơn vị lữ hành nước ngoài,” ông Tâm nói.
Ông Tâm cho biết thêm, tuy lãnh đạo tỉnh Bình Thuận chưa họp riêng với các resort, khách sạn ở Mũi Né nhưng chiều ngày 6/2, trong buổi gặp gỡ làm việc giữa Bí thư Tỉnh, Ủy ban nhân dân và Hiệp hội Du lịch cũng đã đề cập đến sự cố của Công ty Lanta-Tour Voyage để rút kinh nghiệm chung trong việc ký kết hợp đồng, những tình huống rủi ro phát sinh hay những cư xử mang tính chuyên nghiệp cần phải có trong quá trình giải quyết sự cố để giữ chân khách du lịch.
Bởi thống kê cho thấy, Nga là thị trường tiềm năng của du lịch Việt những năm gần đây. Trong năm 2011 đã có 120.000 lượt du khách Nga chọn Việt Nam là điểm nghỉ dưỡng (con số này tăng 20% so với 2010).
Ông Khoa cũng thông tin, tính riêng Bình Thuận, năm 2011 đã đón tiếp gần 300.000 khách quốc tế, trong đó khách Nga chiếm khoảng gần 40%.
Chốt lại sau sự cố của Lanta-Tour Voyage, Phó Chủ tịch Ủy ban ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm nhấn mạnh, trong lĩnh vực dịch vụ, các công ty lữ hành, các resort cần phải giữ uy tín trong mọi tình huống xảy ra./.
Tuy nhiên, vụ phá sản của công ty du lịch hàng đầu nước Nga đã để lại những bài học lớn không chỉ cho các công ty du lịch lữ hành nước này mà còn cho cả các đối tác Việt Nam.
[Lãnh sự Nga khẳng định Lanta sẽ lại hoạt động]
Còn 50% nợ và 10 du khách
Về phía Việt Nam, sau khi có xác nhận của Lanta Việt, tính đến chiều nay ngày 8/2 Lanta-Tour Voyage đã trả xong 50% tổng số nợ cho một số resort ở Mũi Né, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận Nguyễn Văn Khoa thông tin với phóng viên Vietnam+.
Các resort được thanh toán có thể kể đến như Muine Bay, Pandanus, Sealion, Hoàng Ngọc, Làng Tre trong số 17 resort đã cung cấp dịch vụ cho 309 du khách Nga.
Số công nợ còn lại trị giá khoảng 5 tỷ đồng đang tiếp tục được văn phòng Lanta Việt đặt ở Phan Thiết xác nhận để Lanta-Tour có thể hoàn thành chi trả trong thời gian sớm nhất có thể cho các resort như Palmira, Allezboo, Novotel, Hải Âu, Seahorse, Muine de Century, Cánh Buồm Vàng, Vườn Đá, Lucky Resort.
Ông Khoa cũng cho biết, sau khi rà soát thống kê, hiện vẫn còn 10 du khách Nga tiếp tục lưu trú ở Mũi Né do đến ngày 10/2 họ mới kết thúc hành trình tour để về nước (khác với thông tin ban đầu là ngày 8/2).
Về vụ việc này, đại diện Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Việt Nam trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và Tổng cục Du lịch trước đó cũng khẳng định, phía Nga đánh giá rất cao và bày tỏ sự cảm ơn tới Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Du lịch, các khách sạn và resort tại Mũi Né đã vào cuộc để giải quyết kịp thời, đúng đắn, tận tình và chu đáo dành cho du khách Nga đã và đang kẹt tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trên tờ Tiếng nói nước Nga lại đăng tải nội dung: Cơ quan du lịch Liên bang Nga đã bố cáo trên trang web danh sách đen các khách sạn đã vi phạm quyền lợi của du khách Nga như khách sạn Hải Âu, Hoàng Ngọc, Bamboo Village.
[Lanta-Tour được cấp khoản tín dụng 7 triệu USD]
Trước thông tin này, trao đổi nhanh qua điện thoại chiều 8/2, Phó Chủ tịch Ủy ban ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm cho Vietnam+ biết: “Ngay khi xảy ra sự việc, chúng tôi cũng có nghe tin về resort Hải Âu, đúng là xử sự ban đầu của họ hơi dở ở chỗ có ý đòi khách phải nộp tiền ngay và cũng có yếu tố gây khó dễ. Còn với Hoàng Ngọc và Bamboo Village, khi chúng tôi xác minh thì họ không có ý đó.”
Song sau đó, tuy chưa có cuộc họp thống nhất cách xử lý nhưng lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã điện thoại chỉ đạo ngay nhằm trấn an tinh thần các resort và do đó các doanh nghiệp này đã rất yên tâm tiếp đón, phục vụ du khách mà không gây khó dễ gì, ông Tâm khẳng định.
Bài học cho du lịch Việt
Qua sự việc này, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đánh giá, các công ty lữ hành phía Việt Nam cũng có lỗi là lẽ ra trong ký kết hợp đồng tour trước đó với phía công ty lữ hành Nga phải có ràng buộc tài chính, để nếu có rủi ro xảy ra thì việc xử lý cũng nhanh gọn, nhẹ nhàng hơn.
“Thực tế, các resort ở Mũi Né vừa muốn thu hút khách, lại cũng do đây là mối làm ăn lâu nay nên đã chủ quan trong vấn đề hợp đồng. Qua sự việc này cũng cần rút kinh nghiệm trong việc xử lý hay ứng xử kịp thời mối quan hệ giữa các resort của Việt Nam với các đơn vị lữ hành nước ngoài,” ông Tâm nói.
Ông Tâm cho biết thêm, tuy lãnh đạo tỉnh Bình Thuận chưa họp riêng với các resort, khách sạn ở Mũi Né nhưng chiều ngày 6/2, trong buổi gặp gỡ làm việc giữa Bí thư Tỉnh, Ủy ban nhân dân và Hiệp hội Du lịch cũng đã đề cập đến sự cố của Công ty Lanta-Tour Voyage để rút kinh nghiệm chung trong việc ký kết hợp đồng, những tình huống rủi ro phát sinh hay những cư xử mang tính chuyên nghiệp cần phải có trong quá trình giải quyết sự cố để giữ chân khách du lịch.
Bởi thống kê cho thấy, Nga là thị trường tiềm năng của du lịch Việt những năm gần đây. Trong năm 2011 đã có 120.000 lượt du khách Nga chọn Việt Nam là điểm nghỉ dưỡng (con số này tăng 20% so với 2010).
Ông Khoa cũng thông tin, tính riêng Bình Thuận, năm 2011 đã đón tiếp gần 300.000 khách quốc tế, trong đó khách Nga chiếm khoảng gần 40%.
Chốt lại sau sự cố của Lanta-Tour Voyage, Phó Chủ tịch Ủy ban ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm nhấn mạnh, trong lĩnh vực dịch vụ, các công ty lữ hành, các resort cần phải giữ uy tín trong mọi tình huống xảy ra./.
ChiLê (Vietnam+)