Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Ban Giám đốc Điều hành WB ngày 25/10 vừa thông qua khoản tài trợ trị giá 50 triệu USD cho dự án thực thi các quy định về xử lý nước thải tại các khu công nghiệp ở tỉnh Nam Định, Hà Nam, Đồng Nai, và Bà Rịa – Vũng Tàu, bốn trong số các tỉnh công nghiệp hóa hàng đầu Việt Nam.
Được biết, dự án Quản lý ô nhiễm công nghiệp là một phần trong chương trình hỗ trợ đa nguồn cho Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nghiễm công nghiệp đồng thời hỗ trợ việc xem xét toàn diện khung pháp lý và các quy định về quản lý ô nhiễm.
Theo Ngân hàng Thế giới, phát triển công nghiệp là động lực tăng trưởng của Việt Nam, trong cơ cấu GDP của Việt Nam, công nghiệp đã tăng từ 22,7% năm 1990 lên 41,1% năm 2010 (tương đương giá trị khoảng 42,5 tỷ USD).
Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính các khu công nghiệp thải trực tiếp vào các khu vực chứa nước khoảng 1 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý mỗi ngày, chiếm khoảng 70% tổng khối lượng nước thải công nghiệp.
Việc phát triển công nghiệp nhanh chóng tại Việt Nam cũng đồng thời gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặt áp lực nặng nề lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Báo cáo Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế Giới về Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên cho thấy việc quản lý yếu kém các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái của môi trường có thể sẽ hủy hoại tốc độ, chất lượng, và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc hệ thống các quy định chưa đầy đủ và thực thi pháp luật cũng như ý thức tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp còn yếu kém là những yếu tố bổ trợ cho nhau gây ra những nguy cơ môi trường nghiêm trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Do đó, việc phá vỡ vòng luẩn quẩn này sẽ giúp thúc đẩy phát triển xanh ở Việt Nam.
Từ thực tế này, dự án Quản lý ô nhiễm công nghiệp sẽ hướng vào việc tập trung tăng cường giám sát và thực thi chính sách về môi trường tại tất cả các khu công nghiệp ở bốn tỉnh tham gia dự án.
Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ có ít nhất 8 hệ thống xử lý nước thải được xây dựng tại các tỉnh này.
Cụ thể, nguồn tài trợ cho dự án là từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới, nguồn cho vay ưu đãi các nước có thu nhập thấp. Dự án nhằm thúc đẩy môi trường bền vững, một yếu tố chủ chốt trong Chiến lược Đối tác Quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2012 – 2016./.
Được biết, dự án Quản lý ô nhiễm công nghiệp là một phần trong chương trình hỗ trợ đa nguồn cho Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nghiễm công nghiệp đồng thời hỗ trợ việc xem xét toàn diện khung pháp lý và các quy định về quản lý ô nhiễm.
Theo Ngân hàng Thế giới, phát triển công nghiệp là động lực tăng trưởng của Việt Nam, trong cơ cấu GDP của Việt Nam, công nghiệp đã tăng từ 22,7% năm 1990 lên 41,1% năm 2010 (tương đương giá trị khoảng 42,5 tỷ USD).
Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính các khu công nghiệp thải trực tiếp vào các khu vực chứa nước khoảng 1 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý mỗi ngày, chiếm khoảng 70% tổng khối lượng nước thải công nghiệp.
Việc phát triển công nghiệp nhanh chóng tại Việt Nam cũng đồng thời gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặt áp lực nặng nề lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Báo cáo Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế Giới về Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên cho thấy việc quản lý yếu kém các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái của môi trường có thể sẽ hủy hoại tốc độ, chất lượng, và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc hệ thống các quy định chưa đầy đủ và thực thi pháp luật cũng như ý thức tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp còn yếu kém là những yếu tố bổ trợ cho nhau gây ra những nguy cơ môi trường nghiêm trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Do đó, việc phá vỡ vòng luẩn quẩn này sẽ giúp thúc đẩy phát triển xanh ở Việt Nam.
Từ thực tế này, dự án Quản lý ô nhiễm công nghiệp sẽ hướng vào việc tập trung tăng cường giám sát và thực thi chính sách về môi trường tại tất cả các khu công nghiệp ở bốn tỉnh tham gia dự án.
Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ có ít nhất 8 hệ thống xử lý nước thải được xây dựng tại các tỉnh này.
Cụ thể, nguồn tài trợ cho dự án là từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới, nguồn cho vay ưu đãi các nước có thu nhập thấp. Dự án nhằm thúc đẩy môi trường bền vững, một yếu tố chủ chốt trong Chiến lược Đối tác Quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2012 – 2016./.
Linh Chi (Vietnam+)