Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ họp Ủy ban Tình trạng khẩn cấp để bàn về tình hình nhiễm virus corona gây Hội chứng hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV) hiện nay.
Cho tới nay, ủy ban này mới chỉ họp một lần duy nhất vào năm 2009 do virus cúm A/H1N1 bùng phát thành đại dịch trên toàn cầu.
Quyết định chính mà các chuyên gia của Ủy ban sẽ phải đưa ra tại cuộc họp dự kiến vào ngày 11/7 này, là có công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn thế giới liên quan tới các ca nhiễm và tử vong do virus MERS-CoV gây ra hay không.
Ngoài Arập Xêút là nơi virus này hoành hành mạnh nhất (chiếm 65 trong tổng số 80 ca mắc bệnh, 38 trong 44 ca tử vong trên toàn thế giới), các trường hợp sốt cao, ho và viêm phổi còn được ghi nhận tại một loạt các nước khác như Jordan, Qatar, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Qua xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, cũng xác nhận có virus này trong các bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tại Đức, Anh, Pháp, Italia và Tunisia. Những trường hợp mắc bệnh thường là người chăm sóc bệnh nhân hoặc trở về từ các nước Trung Đông.
[Arập Xêút có thêm 2 người chết do virus MERS-CoV]
Cho đến nay, các chuyên gia y tế WHO vẫn có rất ít thông tin về virus MERS-CoV, ví dụ như con đường lây nhiễm và các triệu chứng bệnh do virus. Một trong những lo ngại của các chuyên gia WHO là diễn biến bệnh do virus này có thể quá "lặng lẽ" khiến các bác sĩ không chú ý kịp thời.
Do đó, những triệu chứng giống Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) như sốt cao, ho và khó thở, đặc biệt có thêm suy thận (khác với SARS), rất có thể chưa phải là toàn bộ "diện mạo" của bệnh dịch.
Ủy ban Tình trạng khẩn cấp của WHO có 15 chuyên gia đại diện cho các nước trên thế giới, trong đó có Arập Xêút. 15 chuyên gia này được Tổng giám đốc WHO chọn theo các tiêu chí kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tùy theo từng tình huống khẩn cấp cụ thể.
Lần đầu tiên, WHO cảnh báo thế giới về loại virus mới tương tự SARS có thể gây tử vong với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp vào ngày 27/9/2012./.
Cho tới nay, ủy ban này mới chỉ họp một lần duy nhất vào năm 2009 do virus cúm A/H1N1 bùng phát thành đại dịch trên toàn cầu.
Quyết định chính mà các chuyên gia của Ủy ban sẽ phải đưa ra tại cuộc họp dự kiến vào ngày 11/7 này, là có công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn thế giới liên quan tới các ca nhiễm và tử vong do virus MERS-CoV gây ra hay không.
Ngoài Arập Xêút là nơi virus này hoành hành mạnh nhất (chiếm 65 trong tổng số 80 ca mắc bệnh, 38 trong 44 ca tử vong trên toàn thế giới), các trường hợp sốt cao, ho và viêm phổi còn được ghi nhận tại một loạt các nước khác như Jordan, Qatar, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Qua xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, cũng xác nhận có virus này trong các bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tại Đức, Anh, Pháp, Italia và Tunisia. Những trường hợp mắc bệnh thường là người chăm sóc bệnh nhân hoặc trở về từ các nước Trung Đông.
[Arập Xêút có thêm 2 người chết do virus MERS-CoV]
Cho đến nay, các chuyên gia y tế WHO vẫn có rất ít thông tin về virus MERS-CoV, ví dụ như con đường lây nhiễm và các triệu chứng bệnh do virus. Một trong những lo ngại của các chuyên gia WHO là diễn biến bệnh do virus này có thể quá "lặng lẽ" khiến các bác sĩ không chú ý kịp thời.
Do đó, những triệu chứng giống Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) như sốt cao, ho và khó thở, đặc biệt có thêm suy thận (khác với SARS), rất có thể chưa phải là toàn bộ "diện mạo" của bệnh dịch.
Ủy ban Tình trạng khẩn cấp của WHO có 15 chuyên gia đại diện cho các nước trên thế giới, trong đó có Arập Xêút. 15 chuyên gia này được Tổng giám đốc WHO chọn theo các tiêu chí kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tùy theo từng tình huống khẩn cấp cụ thể.
Lần đầu tiên, WHO cảnh báo thế giới về loại virus mới tương tự SARS có thể gây tử vong với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp vào ngày 27/9/2012./.
(TTXVN)