Sáng nay, 15/12, Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có cuộc đối thoại với người đứng đầu chương trình Thủy Hải sản toàn cầu của WWF Quốc tế, ông Mark Powell xoay quanh xung quanh việc WWF tại một số nước châu Âu liệt cá tra nuôi tại Việt Nam vào “Màu Đỏ - Đừng mua” trong Cẩm nang Hướng dẫn Thủy sản 2010-2011.
Tại buổi họp báo diễn ra ngay sau đó, Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, cuộc thảo luận này rất thẳng thắn, cởi mở. Phía WWF Quốc tế đã đồng ý bỏ ngay cá tra Việt Nam ra khỏi danh mục đỏ trong Cẩm nang nói trên và tiếp tục khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng cá tra.
Lý do của việc thay đổi này là bởi còn “thiếu nguồn thông tin cập nhật về hiện trạng sản xuất, tiêu thụ để có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng cá tra Việt Nam,” ông Tuấn nói.
Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất việc phát triển bền vững cá tra là mục tiêu chung của Việt Nam và WWF Quốc tế. Hai bên đồng ý sẽ hợp tác chặt chẽ để phát triển nuôi cá tra ở Việt Nam.
Ngày mai, 16/12, ông Mark Powell và Tổng cục Thủy sản sẽ ngồi lại, thảo luận chi tiết sự hợp tác này.
Về phía mình, người đứng đầu chương trình Thủy Hải sản toàn cầu của WWF Quốc tế cũng cho biết việc đánh giá của WWF để điều chỉnh lại cẩm nang hướng dân tiêu dùng và tạo danh mục mới, hướng tới phát triển thủy sản bền vững.
“Về lý thuyết, WWF vẫn bảo tồn quan điểm đánh giá của mình. Song, những thông tin mới từ Việt sẽ giúp việc đánh giá chính xác hơn. Nên chúng tôi rất vui lòng nếu nhận được những thông tin cập nhật. Cái quan trọng nhất là chứng chỉ bền vững, giúp ngành nuôi cá tra của Việt Nam phát triển trong tương lai. Đó là lý do mà WWF Quốc tế đang hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và người nuôi,” ông Mark Powell nói.
Ông Powell cũng cho biết, việc đánh giá của WWF vừa qua dựa trên số liệu khoa học sẵn có. Sau khi tiếp nhận thông tin từ phía Việt Nam, ông cho biết lời khuyên của WWF Quốc tế với người tiêu dùng châu Âu là tiếp tục mua cá tra của Việt Nam. Việc thu hồi cẩm nang sẽ được tiến hành càng sớm càng tốt, và có thể là ngay trong ngày mai./.
Tại buổi họp báo diễn ra ngay sau đó, Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, cuộc thảo luận này rất thẳng thắn, cởi mở. Phía WWF Quốc tế đã đồng ý bỏ ngay cá tra Việt Nam ra khỏi danh mục đỏ trong Cẩm nang nói trên và tiếp tục khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng cá tra.
Lý do của việc thay đổi này là bởi còn “thiếu nguồn thông tin cập nhật về hiện trạng sản xuất, tiêu thụ để có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng cá tra Việt Nam,” ông Tuấn nói.
Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất việc phát triển bền vững cá tra là mục tiêu chung của Việt Nam và WWF Quốc tế. Hai bên đồng ý sẽ hợp tác chặt chẽ để phát triển nuôi cá tra ở Việt Nam.
Ngày mai, 16/12, ông Mark Powell và Tổng cục Thủy sản sẽ ngồi lại, thảo luận chi tiết sự hợp tác này.
Về phía mình, người đứng đầu chương trình Thủy Hải sản toàn cầu của WWF Quốc tế cũng cho biết việc đánh giá của WWF để điều chỉnh lại cẩm nang hướng dân tiêu dùng và tạo danh mục mới, hướng tới phát triển thủy sản bền vững.
“Về lý thuyết, WWF vẫn bảo tồn quan điểm đánh giá của mình. Song, những thông tin mới từ Việt sẽ giúp việc đánh giá chính xác hơn. Nên chúng tôi rất vui lòng nếu nhận được những thông tin cập nhật. Cái quan trọng nhất là chứng chỉ bền vững, giúp ngành nuôi cá tra của Việt Nam phát triển trong tương lai. Đó là lý do mà WWF Quốc tế đang hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và người nuôi,” ông Mark Powell nói.
Ông Powell cũng cho biết, việc đánh giá của WWF vừa qua dựa trên số liệu khoa học sẵn có. Sau khi tiếp nhận thông tin từ phía Việt Nam, ông cho biết lời khuyên của WWF Quốc tế với người tiêu dùng châu Âu là tiếp tục mua cá tra của Việt Nam. Việc thu hồi cẩm nang sẽ được tiến hành càng sớm càng tốt, và có thể là ngay trong ngày mai./.
Trung Hiền (Vietnam+)