Theo báo cáo của Hội nghị Hội đồng Quản trị Canada đăng trên báo Bưu điện Tài chính ngày 4/2, cơ cấu xã hội của Canada đang có dấu hiệu phân hóa rõ nét hơn bởi sự gia tăng của tỷ lệ đói nghèo và khoảng cách bất bình đẳng thu nhập.
Báo cáo cho biết trong khi Canada đã nhận được nhiều điểm "A" trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm nguy hiểm và mức độ khoan dung của xã hội, nhưng các điểm số về đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập đã khiến điểm tổng thể (xét trên 16 chỉ tiêu, bao gồm cả tỷ lệ thất nghiệp, sự hài lòng với cuộc sống và các thước đo khác về kinh tế-văn hóa) của Canada chỉ đạt mức "B" và xếp thứ 7 trong số 17 quốc gia phát triển thế giới.
Ông Daniel Muzyka, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội nghị Hội đồng Quản trị Canada cho biết tỷ lệ đói nghèo gia tăng và khoảng cách bất bình đẳng thu nhập lớn hơn chỉ ra rằng xã hội đang thiếu sự gắn kết, lực lượng lao động suy yếu và đó là các yếu tố có thể mang lại những rủi ro cho nền kinh tế và xã hội của Canada.
Việc gia tăng thu nhập trong những năm qua chỉ tập trung vào một số ít những người thuộc tầng lớp trên và có một thực tế rõ ràng là phụ nữ thường có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với nam giới ngay cả trong các công việc có cùng điều kiện và tính chất.
Theo bà Brenda Lafleur, tác giả báo cáo, tăng trưởng kinh tế của Canada đang phải đối mặt với thách thức lớn với khoảng 1/6 trẻ em và 1/10 người lớn hiện sống trong cảnh đói nghèo.
Bà Lafleur lưu ý rằng tỷ lệ trẻ em đói nghèo tại Canada hiện đã cao hơn mức 15,1% của những năm 1990 và xếp thứ 15/17 nước được xem xét.
Tỷ lệ người đói nghèo trong độ tuổi lao động cũng tăng từ mức 9,4% vào giữa những năm 1990 lên đến 11,1% trong những năm 2000, mức tăng cao thứ 3 trong số 17 quốc gia.
Bà Lafleur cho biết việc gia tăng tỷ lệ đói nghèo của trẻ em và các hộ gia đình có thể mang lại những rủi ro lớn hơn cho nền kinh tế, đặc biệt là khi giới trẻ đang ngày một khó khăn hơn trong tìm kiếm một việc làm phù hợp với những gì họ đã được đào tạo.
Canada cũng nhận được điểm "C" về bất bình đẳng thu nhập và xếp thứ 12/17 quốc gia. Khoảng cách bất bình đẳng thu nhập tại Canada đã tăng liên tục trong vòng 20 năm qua.
Kể từ những năm 1990, tỷ lệ đóng góp vào thu nhập quốc dân của những người giàu nhất nước đã và đang tăng lên, trong khi tỷ lệ đóng góp của các nhóm thu nhập thấp và trung bình đang ngày một giảm xuống./.
Báo cáo cho biết trong khi Canada đã nhận được nhiều điểm "A" trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm nguy hiểm và mức độ khoan dung của xã hội, nhưng các điểm số về đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập đã khiến điểm tổng thể (xét trên 16 chỉ tiêu, bao gồm cả tỷ lệ thất nghiệp, sự hài lòng với cuộc sống và các thước đo khác về kinh tế-văn hóa) của Canada chỉ đạt mức "B" và xếp thứ 7 trong số 17 quốc gia phát triển thế giới.
Ông Daniel Muzyka, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội nghị Hội đồng Quản trị Canada cho biết tỷ lệ đói nghèo gia tăng và khoảng cách bất bình đẳng thu nhập lớn hơn chỉ ra rằng xã hội đang thiếu sự gắn kết, lực lượng lao động suy yếu và đó là các yếu tố có thể mang lại những rủi ro cho nền kinh tế và xã hội của Canada.
Việc gia tăng thu nhập trong những năm qua chỉ tập trung vào một số ít những người thuộc tầng lớp trên và có một thực tế rõ ràng là phụ nữ thường có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với nam giới ngay cả trong các công việc có cùng điều kiện và tính chất.
Theo bà Brenda Lafleur, tác giả báo cáo, tăng trưởng kinh tế của Canada đang phải đối mặt với thách thức lớn với khoảng 1/6 trẻ em và 1/10 người lớn hiện sống trong cảnh đói nghèo.
Bà Lafleur lưu ý rằng tỷ lệ trẻ em đói nghèo tại Canada hiện đã cao hơn mức 15,1% của những năm 1990 và xếp thứ 15/17 nước được xem xét.
Tỷ lệ người đói nghèo trong độ tuổi lao động cũng tăng từ mức 9,4% vào giữa những năm 1990 lên đến 11,1% trong những năm 2000, mức tăng cao thứ 3 trong số 17 quốc gia.
Bà Lafleur cho biết việc gia tăng tỷ lệ đói nghèo của trẻ em và các hộ gia đình có thể mang lại những rủi ro lớn hơn cho nền kinh tế, đặc biệt là khi giới trẻ đang ngày một khó khăn hơn trong tìm kiếm một việc làm phù hợp với những gì họ đã được đào tạo.
Canada cũng nhận được điểm "C" về bất bình đẳng thu nhập và xếp thứ 12/17 quốc gia. Khoảng cách bất bình đẳng thu nhập tại Canada đã tăng liên tục trong vòng 20 năm qua.
Kể từ những năm 1990, tỷ lệ đóng góp vào thu nhập quốc dân của những người giàu nhất nước đã và đang tăng lên, trong khi tỷ lệ đóng góp của các nhóm thu nhập thấp và trung bình đang ngày một giảm xuống./.
(TTXVN)