Ngày 15/9, cơ quan kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang đã bốc dỡ toàn bộ số đầu đạn pháo trong hầm chứa, dưới nền sân khấu của Trung tâm Văn hóa huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Vị trí hầm đạn nằm hoàn toàn bên trong khuôn viên Nhà văn hóa huyện Tri Tôn. Theo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nhiều khả năng số đầu đạn pháo này do một đơn vị pháo binh thuộc quân đội chế độ cũ, đồn trú tại đây đã bỏ lại trước khi rút chạy trước ngày giải phóng 30/4/1975.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thượng tá Nguyễn Quang Hợp, Chủ nhiệm Kỹ thuật Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang, nhóm cán bộ chuyên trách được phân công đảm nhiệm tiến hành cẩn trọng từng thao tác. Sử dụng máy hút nước từ trong hầm ra, sau đó từng người một được cử xuống hầm, dùng đèn pin rọi tìm, tập kết từng đợt từ 3-5 đầu đạn pháo lại miệng hầm rồi lần lượt đưa lên khỏi miệng hầm.
Thiếu tá Nguyễn Hồng Cường, Trưởng ban Vũ khí-Đạn thuộc Phòng Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang cho biết, số đạn này tích tụ lâu ngày trong điều kiện ẩm, thấp nên bên trong hầm các loại hơi khí hỗn hợp gồm mê tan, phốt pho và một số chất thải khác tỏa ra, gây khó thở khi vào sâu bên trong.
Với tinh thần trách nhiệm cao, chỉ sau hơn 2 giờ, toàn bộ số đầu đạn pháo đã được cán bộ chuyên ngành thuộc Phòng Kỹ thuật Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn đưa lên khỏi miệng hầm và đưa lên xe chuyên dụng chuyển đến nơi bảo đảm an toàn.
Trong số 89 đầu đạn pháo được phát hiện có 85 đầu đạn không còn ngòi nổ, 4 đầu đạn còn ngòi gây nổ. Phần lớn số đầu đạn pháo này đều đã bị tháo gỡ bộ phận “đai định tâm” (chất liệu bằng đồng).
Cơ quan kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang sẽ lấy hết thuốc nổ bên trong, riêng 4 đầu đạn còn ngòi nổ sẽ được hủy nổ trong thời gian sớm nhất./.
Vị trí hầm đạn nằm hoàn toàn bên trong khuôn viên Nhà văn hóa huyện Tri Tôn. Theo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nhiều khả năng số đầu đạn pháo này do một đơn vị pháo binh thuộc quân đội chế độ cũ, đồn trú tại đây đã bỏ lại trước khi rút chạy trước ngày giải phóng 30/4/1975.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thượng tá Nguyễn Quang Hợp, Chủ nhiệm Kỹ thuật Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang, nhóm cán bộ chuyên trách được phân công đảm nhiệm tiến hành cẩn trọng từng thao tác. Sử dụng máy hút nước từ trong hầm ra, sau đó từng người một được cử xuống hầm, dùng đèn pin rọi tìm, tập kết từng đợt từ 3-5 đầu đạn pháo lại miệng hầm rồi lần lượt đưa lên khỏi miệng hầm.
Thiếu tá Nguyễn Hồng Cường, Trưởng ban Vũ khí-Đạn thuộc Phòng Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang cho biết, số đạn này tích tụ lâu ngày trong điều kiện ẩm, thấp nên bên trong hầm các loại hơi khí hỗn hợp gồm mê tan, phốt pho và một số chất thải khác tỏa ra, gây khó thở khi vào sâu bên trong.
Với tinh thần trách nhiệm cao, chỉ sau hơn 2 giờ, toàn bộ số đầu đạn pháo đã được cán bộ chuyên ngành thuộc Phòng Kỹ thuật Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn đưa lên khỏi miệng hầm và đưa lên xe chuyên dụng chuyển đến nơi bảo đảm an toàn.
Trong số 89 đầu đạn pháo được phát hiện có 85 đầu đạn không còn ngòi nổ, 4 đầu đạn còn ngòi gây nổ. Phần lớn số đầu đạn pháo này đều đã bị tháo gỡ bộ phận “đai định tâm” (chất liệu bằng đồng).
Cơ quan kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang sẽ lấy hết thuốc nổ bên trong, riêng 4 đầu đạn còn ngòi nổ sẽ được hủy nổ trong thời gian sớm nhất./.
Vương Thoại Trung (TTXVN/Vietnam+)