Đầu năm mới, cùng với các tục xông đất, mở hàng thì tục xuất hành cũng được người dân đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, có những trường hợp người dân đã hiểu máy móc tập tục này và áp dụng một cách cứng nhắc, tự gây ra khó khăn, bất lợi cho mình.
Như trường hợp của anh Thành ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội là một ví dụ. Anh Thành quan niệm rằng, việc xuất hành được tính khi người ta bắt đầu bước ra khỏi đất nhà mình lần đầu tiên của một năm mới. Người bước ra khỏi nhà từ hướng nào nghĩa là họ đang xuất hành theo hướng đó.
Do nhà anh có cổng đi theo hướng Bắc nhưng anh nghe nói, năm nay, nếu xuất hành theo hướng Bắc sẽ gặp phải Hạc Thần mang lại những điều rất xấu, còn đi theo hướng Đông Nam sẽ gặp Hỷ Thần mang lại nhiều niềm vui và may mắn. Bởi vậy, để xuất hành được theo hướng đẹp, anh Thành đã phải dọn một góc vườn và phá một đoạn tường thành bao quanh nhà làm lối thông ra đường.
Người xuất hành đầu năm với niềm hy vọng gặp điều may, điều tốt nhưng thực hiện tục này một cách cứng nhắc như anh Thành thì may mắn, lợi lộc chưa thấy đã thấy điều bất lợi là sang năm anh sẽ phải xây lại đoạn tường mình đã phá.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn về tục xuất hành, Phó giáo sư Trần Lê Bảo cho biết, hướng xuất hành không nên hiểu một cách cứng nhắc rằng người ta bắt đầu bước chân ra khỏi nhà theo hướng nào là xuất hành về hướng đó.
“Với những trường hợp nhà có lối đi không thuận với hướng của năm đẹp thì khi ra khỏi nhà, người ta sẽ đi tiếp theo hướng đã định, như vậy được xem như đã xuất hành về hướng đó,” ông Bảo nói.
Ngoài việc áp dụng cứng nhắc tục xuất hành đã gây ra những khó khăn, trở ngại cho người thực hiện thì việc người dân lệ thuộc vào những lời phán của các thầy tử vi, tướng số trong việc chọn ngày, giờ, phương hướng cũng khiến họ bị lúng túng khi những lời phán không đồng nhất với nhau.
Ví như trường hợp của chị Nguyệt, Đê La Thành, Hà Nội là một ví dụ. Chị Nguyệt cho biết, khi chị đi hỏi thầy xem tử vi về ngày, giờ và hướng xuất hành năm nay cho hợp với tuổi mình, được thầy phán rằng, tuổi chị chỉ cần tránh hướng Bắc vì đi theo hướng Bắc sẽ gặp Hạc Thần, mọi chuyện sẽ xấu.
Tới khi về nhà nói chuyện, mẹ chồng chị lại bảo, bà đã đi xem và thầy nói, năm nay tuyệt đối không nên xuất hành về hướng Tây Bắc và Đông Bắc, theo hai hướng này sẽ bị hư hao về tiền của...
Chị Nguyệt đành phải đi hỏi một thầy khác để phân bua, ông thầy này lại nói, chị phải xuất hành vào ngày mồng Chín mới là ngày tốt. Tuy nhiên, chị Nguyệt khó có thể áp dụng được điều này bởi đến ngày mồng Tám chị đã phải đi làm.
“Mỗi thầy một sách, mình cứ quay cuồng chả biết đâu là phương án đúng để mà thực hiện,” chị Nguyệt than.
Theo Giáo sư Đinh Xuân Lâm, tục xuất hành được áp dụng với từng cá nhân và từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Người dân có quan niệm xuất hành để lấy may, lấy lộc và tránh điều không tốt. Thường khi thực hiện tục này, người ta chú ý đến giờ và hướng xuất hành. Hướng hợp với năm và giờ hợp với tuổi từng người nên ai cũng chọn giờ lành, hướng tốt để đi.
Phó giáo sư Trần Lê Bảo đã cụ thể hóa điều này, ông cho biết, thông thường người dân chọn ngày mồng Một Tết để xuất hành.
Thường thì nhiều người chọn giờ hoàng đạo và vào lúc sớm để xuất hành đến lễ ở các đền, chùa, thắp hương nhà thờ tộc, chúc Tết anh em…
Khi xuất hành, đa số người dân chọn hướng có Hỷ Thần vì họ quan niệm đây là vị thần mang lại nhiều may mắn và niềm vui, hạnh phúc, còn những người thích cầu tài cầu lộc lại chọn hướng có Tài Thần để họ được nhận nhiều tài, lộc trong năm. Mọi người đều cố gắng để tránh hướng có Hạc Thần, một vị thần ác thường mang lại những điều không tốt lành cho họ.
Mặc dù khẳng định ngày, giờ và hướng là những yếu tố quan trọng trong tục xuất hành nhưng ông Bảo vẫn cho rằng, mọi người cần biến chuyển, linh động chứ không nên quá cứng nhắc khi thực hiện tục này kẻo lợi chưa thấy đã thấy hại./.
Như trường hợp của anh Thành ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội là một ví dụ. Anh Thành quan niệm rằng, việc xuất hành được tính khi người ta bắt đầu bước ra khỏi đất nhà mình lần đầu tiên của một năm mới. Người bước ra khỏi nhà từ hướng nào nghĩa là họ đang xuất hành theo hướng đó.
Do nhà anh có cổng đi theo hướng Bắc nhưng anh nghe nói, năm nay, nếu xuất hành theo hướng Bắc sẽ gặp phải Hạc Thần mang lại những điều rất xấu, còn đi theo hướng Đông Nam sẽ gặp Hỷ Thần mang lại nhiều niềm vui và may mắn. Bởi vậy, để xuất hành được theo hướng đẹp, anh Thành đã phải dọn một góc vườn và phá một đoạn tường thành bao quanh nhà làm lối thông ra đường.
Người xuất hành đầu năm với niềm hy vọng gặp điều may, điều tốt nhưng thực hiện tục này một cách cứng nhắc như anh Thành thì may mắn, lợi lộc chưa thấy đã thấy điều bất lợi là sang năm anh sẽ phải xây lại đoạn tường mình đã phá.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn về tục xuất hành, Phó giáo sư Trần Lê Bảo cho biết, hướng xuất hành không nên hiểu một cách cứng nhắc rằng người ta bắt đầu bước chân ra khỏi nhà theo hướng nào là xuất hành về hướng đó.
“Với những trường hợp nhà có lối đi không thuận với hướng của năm đẹp thì khi ra khỏi nhà, người ta sẽ đi tiếp theo hướng đã định, như vậy được xem như đã xuất hành về hướng đó,” ông Bảo nói.
Ngoài việc áp dụng cứng nhắc tục xuất hành đã gây ra những khó khăn, trở ngại cho người thực hiện thì việc người dân lệ thuộc vào những lời phán của các thầy tử vi, tướng số trong việc chọn ngày, giờ, phương hướng cũng khiến họ bị lúng túng khi những lời phán không đồng nhất với nhau.
Ví như trường hợp của chị Nguyệt, Đê La Thành, Hà Nội là một ví dụ. Chị Nguyệt cho biết, khi chị đi hỏi thầy xem tử vi về ngày, giờ và hướng xuất hành năm nay cho hợp với tuổi mình, được thầy phán rằng, tuổi chị chỉ cần tránh hướng Bắc vì đi theo hướng Bắc sẽ gặp Hạc Thần, mọi chuyện sẽ xấu.
Tới khi về nhà nói chuyện, mẹ chồng chị lại bảo, bà đã đi xem và thầy nói, năm nay tuyệt đối không nên xuất hành về hướng Tây Bắc và Đông Bắc, theo hai hướng này sẽ bị hư hao về tiền của...
Chị Nguyệt đành phải đi hỏi một thầy khác để phân bua, ông thầy này lại nói, chị phải xuất hành vào ngày mồng Chín mới là ngày tốt. Tuy nhiên, chị Nguyệt khó có thể áp dụng được điều này bởi đến ngày mồng Tám chị đã phải đi làm.
“Mỗi thầy một sách, mình cứ quay cuồng chả biết đâu là phương án đúng để mà thực hiện,” chị Nguyệt than.
Theo Giáo sư Đinh Xuân Lâm, tục xuất hành được áp dụng với từng cá nhân và từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Người dân có quan niệm xuất hành để lấy may, lấy lộc và tránh điều không tốt. Thường khi thực hiện tục này, người ta chú ý đến giờ và hướng xuất hành. Hướng hợp với năm và giờ hợp với tuổi từng người nên ai cũng chọn giờ lành, hướng tốt để đi.
Phó giáo sư Trần Lê Bảo đã cụ thể hóa điều này, ông cho biết, thông thường người dân chọn ngày mồng Một Tết để xuất hành.
Thường thì nhiều người chọn giờ hoàng đạo và vào lúc sớm để xuất hành đến lễ ở các đền, chùa, thắp hương nhà thờ tộc, chúc Tết anh em…
Khi xuất hành, đa số người dân chọn hướng có Hỷ Thần vì họ quan niệm đây là vị thần mang lại nhiều may mắn và niềm vui, hạnh phúc, còn những người thích cầu tài cầu lộc lại chọn hướng có Tài Thần để họ được nhận nhiều tài, lộc trong năm. Mọi người đều cố gắng để tránh hướng có Hạc Thần, một vị thần ác thường mang lại những điều không tốt lành cho họ.
Mặc dù khẳng định ngày, giờ và hướng là những yếu tố quan trọng trong tục xuất hành nhưng ông Bảo vẫn cho rằng, mọi người cần biến chuyển, linh động chứ không nên quá cứng nhắc khi thực hiện tục này kẻo lợi chưa thấy đã thấy hại./.
Thiên Linh (Vietnam+)