Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trà Vinh, qua khảo sát thực tế ở các xã, thị trấn ven sông Hậu và sông Tiền trên địa bàn tỉnh, hiện có hơn 40 điểm nằm trong tình trạng nguy cơ bị sạt lở cao, đe dọa trực tiếp đến hạ tầng giao thông, vườn cây ăn trái, hoa màu, nhà cửa… của nhiều hộ dân.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở là do việc khai thác cát trên địa bàn thời gian qua còn nhiều bất cập, vượt tầm kiểm soát của cơ quan quản lý, khiến trữ lượng cát sông giảm một cách đột ngột, làm thay đổi dòng chảy nên tại khu vực cồn Bần Chát thuộc xã Hòa Tân (huyện Cầu Kè), cồn Hô xã Đức Mỹ (huyện Càng Long), cù lao Long Trị, xã Long Đức (thành phố Trà Vinh), xã Long Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành)… đang xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an Trà Vinh) cho biết: Toàn tỉnh hiện có khoảng 40 hộ dân trang bị phương tiện bơm hút cát trái phép và nhiều phương tiện khác ở các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Đồng Tháp thường xuyên đến khu vực sông Tiền và sông Hậu thuộc địa bàn Trà Vinh để khai thác cát.
Do khai thác cát trái phép, thường hoạt động lén lút vào ban đêm nên các đơn vị chức năng rất khó phát hiện. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành chỉ phát hiện, lập biên bản, xử phạt hành chính được 20 trường hợp với số tiền gần 200 triệu đồng.
Điều đáng nói là ngoài số phương tiện khai thác cát trái phép, Trà Vinh còn cấp phép cho một số doanh nghiệp khai thác cát với số lượng lớn. Điển hình là ngày 10/5/2013, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh có Quyết định số 904 cho phép Công ty cổ phần Tư vấn-Đầu tư - Xây dựng - Phát triển kinh tế nông thôn (Redicsaco) trong thời gian 7 năm (2013- 2020), được phép nạo vét sâu 7m trên diện tích hơn 32km2 tại cửa sông Cổ Chiên, thuộc địa phận hai xã cù lao Long Hòa và Hòa Minh (huyện Châu Thành) với khối lượng gần 68 triệu mét khối cát nhiễm mặn để xuất khẩu, gây bức xúc đối với người dân địa phương, nhất là các hộ sống ven sông.
Thực tế cho thấy nếu không có biện pháp ngăn chặn việc khai thác cát trái phép và chấn chỉnh việc cấp phép khai thác cát, nguy cơ đất ở khu vực ven sông, khu vực đất cồn, cù lao ở Trà Vinh bị “xóa sổ” là rất lớn./.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở là do việc khai thác cát trên địa bàn thời gian qua còn nhiều bất cập, vượt tầm kiểm soát của cơ quan quản lý, khiến trữ lượng cát sông giảm một cách đột ngột, làm thay đổi dòng chảy nên tại khu vực cồn Bần Chát thuộc xã Hòa Tân (huyện Cầu Kè), cồn Hô xã Đức Mỹ (huyện Càng Long), cù lao Long Trị, xã Long Đức (thành phố Trà Vinh), xã Long Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành)… đang xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an Trà Vinh) cho biết: Toàn tỉnh hiện có khoảng 40 hộ dân trang bị phương tiện bơm hút cát trái phép và nhiều phương tiện khác ở các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Đồng Tháp thường xuyên đến khu vực sông Tiền và sông Hậu thuộc địa bàn Trà Vinh để khai thác cát.
Do khai thác cát trái phép, thường hoạt động lén lút vào ban đêm nên các đơn vị chức năng rất khó phát hiện. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành chỉ phát hiện, lập biên bản, xử phạt hành chính được 20 trường hợp với số tiền gần 200 triệu đồng.
Điều đáng nói là ngoài số phương tiện khai thác cát trái phép, Trà Vinh còn cấp phép cho một số doanh nghiệp khai thác cát với số lượng lớn. Điển hình là ngày 10/5/2013, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh có Quyết định số 904 cho phép Công ty cổ phần Tư vấn-Đầu tư - Xây dựng - Phát triển kinh tế nông thôn (Redicsaco) trong thời gian 7 năm (2013- 2020), được phép nạo vét sâu 7m trên diện tích hơn 32km2 tại cửa sông Cổ Chiên, thuộc địa phận hai xã cù lao Long Hòa và Hòa Minh (huyện Châu Thành) với khối lượng gần 68 triệu mét khối cát nhiễm mặn để xuất khẩu, gây bức xúc đối với người dân địa phương, nhất là các hộ sống ven sông.
Thực tế cho thấy nếu không có biện pháp ngăn chặn việc khai thác cát trái phép và chấn chỉnh việc cấp phép khai thác cát, nguy cơ đất ở khu vực ven sông, khu vực đất cồn, cù lao ở Trà Vinh bị “xóa sổ” là rất lớn./.
Huy Hoàng (TTXVN)