Xung đột Nga-Ukraine và sự thay đổi cán cân quyền lực của châu Âu

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine nhắm đến một kết quả mang tính chiến lược là buộc các nền dân chủ châu Âu phải từ bỏ một cấu trúc lỗi thời được duy trì từ sau Chiến tranh Lạnh.
Xung đột Nga-Ukraine và sự thay đổi cán cân quyền lực của châu Âu ảnh 1Sơ tán người dân khỏi thành phố chiến sự Mariupol, miền Đông Ukraine. (Ảnh: Dayto News/TTXVN)

Theo trang mạng nationalinterest.org, Ukraine đang phải trả giá vì đi ngược lại những quan ngại an ninh của Nga. Được phương Tây kích động kể từ sau cuộc Cách mạng Cam 2008, Kiev theo đuổi chính sách can dự với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong hơn một thập kỷ qua, Ukraine từ chối tham gia các đàm phán về vai trò trung lập của nước này hoặc thiết lập một mối quan hệ gần gũi hơn với Moskva.

Bất chấp việc Nga liên tiếp đưa ra những cảnh báo về "những lằn ranh đỏ," Kiev vẫn thách thức Tổng thống Vladimir Putin.

Điều đáng nói là Ukraine và người dân nước này đã bị "bỏ rơi" để tự bảo vệ đất nước trước chiến dịch quân sự của Nga. Mặc dù vậy, Ukraine sẽ có thể làm được điều "không thể" nhờ sự hỗ trợ khí tài của NATO: làm chậm lại bước tiến của các lực lượng Nga trong chiến dịch quân sự này.

Khả năng chiến dịch quân sự hiện nay kết thúc sẽ phụ thuộc vào việc hai bên Nga và Ukraine có chấp nhận những điều kiện mà hai bên đưa ra trong các cuộc đàm phán hay không.

Sau khi Moskva hành động quân sự, Kiev đã chấp nhận đi theo mô hình nhà nước trung lập. Mặc dù Hiến pháp của Ukraine kêu gọi nước này trở thành thành viên của NATO, song chỉ ba ngày sau khi Nga phát động chiến dịch, Tổng thống Volodymyr Zelensky mới coi vấn đề liên kết của Ukraine là vấn đề có thể được đưa ra thảo luận tại các cuộc hòa đàm.

Đàm phán về đường lối trung lập của Ukraine sẽ không hề dễ dàng. Cả Tổng thống Zelensky và Putin có thể sẽ kêu gọi Mỹ và NATO đưa ra những cam kết chính trị thực chất để đảm bảo vị thế trung lập của Kiev về mặt pháp lý, có thể tương tự như Hiệp ước Nhà nước Áo năm 1955.

Trong hiệp ước này, Mỹ là một bên tham gia ký kết cùng với Pháp và Anh. Khi chứng kiến việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi năm 2018, Moskva có thể yêu cầu Washington và NATO đảm bảo tính trung lập của Ukraine thông qua một hiệp ước, chứ không phải thông qua một cam kết không mang nặng tính ràng buộc pháp lý.

Tuy nhiên, khả năng Thượng viện Mỹ thông qua một hiệp ước như vậy lại không hề dễ dàng. Còn nhớ, cựu Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã không thể thuyết phục Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp ước Versailles sau nhiều nỗ lực. Vì vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể sẽ phải "vật vã" tìm kiếm một giải pháp thay thế thỏa mãn cả Mosvka và Kiev để thay thế cho đòi hỏi của Nga về việc ký kết một hiệp ước chính thức.

Nỗ lực thiết kế một công thức trung lập đối với Ukraine và Nga sẽ chỉ là những rào cản ban đầu trong nỗ lực ngoại giao của Washington. Chắc chắn, ông Putin sẽ tìm cách gây sức ép để buộc phương Tây phải gỡ bỏ những đòn trừng phạt mà Moskva đang phải gánh chịu, để đổi lại việc Moskva sẽ chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trong khi đó, việc rút lại những biện pháp trừng phạt như vậy sẽ vấp phải sự phản đối của những lực lượng theo đường lối tự do trên toàn cầu vốn nhấn mạnh Mỹ cần thể hiện trách nhiệm hỗ trợ "những nước tự do."

Vì vậy, lực lượng theo chủ nghĩa tự do này sẽ khó lòng chấp nhận việc chấm dứt "đánh đòn" trừng phạt Nga. Các lực lượng ủng hộ tự do toàn cầu này sẽ vẫn muốn Nga bị trừng phạt giống như những bên chiến thắng trong Hiệp ước Versailles đã muốn Đức phải trả giá vì những tội lỗi của họ.

[Tổng thống Ukraine yêu cầu chấm dứt quan hệ thương mại với Nga]

Việc thiết kế được một "công thức hòa bình" cho Ukraine sẽ khó có thể thực hiện được nếu phương Tây không sẵn sàng chấp nhận một giải pháp "giữ thể diện" cho cả Nga và Ukraine. Tiến trình hòa đàm hiện nay giữa Nga và Ukraine có thể sẽ kéo dài hơn dự tính và chiến dịch quân sự của Nga sẽ vẫn vấp phải tinh thần kháng cự của Ukraine.

Chiến dịch quân sự của Nga sẽ gây ra một sự thay đổi về cân bằng quyền lực vốn sẽ tạo ra những lợi ích chiến lược không chỉ đối với châu Âu mà còn đối với an ninh toàn cầu.

Hành động quân sự của Nga ở Ukraine đã làm "thức tỉnh" những đồng minh châu Âu của Mỹ. Các nước thành viên NATO sẽ khởi động quá trình hiện đại hóa quân sự của mình để có thể phòng vệ tốt hơn trước hành động quân sự của Nga, đặc biệt trước nguy cơ Moskva tiến hành chiến tranh hạt nhân.

Các nước châu Âu có thể hoàn thành các kế hoạch hiện đại hóa của mình. Những gì mà quân đội Nga thể hiện ở Ukraine cho thấy sức mạnh quân sự của Nga không còn đáng sợ đối với các nước phương Tây như trước kia. Tổng GDP của các nước đồng minh châu Âu thuộc NATO ở mức gần 20.400 tỷ USD, gần ngang bằng với mức GDP của Mỹ.

Một ưu tiên hàng đầu về tiên chính sách ngoại giao đối với Mỹ lúc này là cần phải vạch ra một kế hoạch lâu dài nhằm chuyển phần lớn trách nhiệm lãnh đạo quốc phòng châu Âu cho các đồng minh.

Việc Mỹ giảm dần sự hiện diện quân sự ở châu Âu sẽ không phải là chỉ dấu cho việc Washington quay trở lại chủ nghĩa biệt lập. Thay vào đó, việc tái bố trí chiến lược các nguồn lực quân sự sẽ giúp Mỹ tái phân bổ những lực lượng dàn trải quá mức của mình ở một khu vực sang những khu vực khác để có thể đối phó với những thách thức khác trên phạm vi toàn cầu.

Xung đột Nga-Ukraine và sự thay đổi cán cân quyền lực của châu Âu ảnh 2Những toà nhà bị phá hủy trong xung đột tại tại phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thực ra, việc sắp xếp lại những trách nhiệm và nguồn lực quân sự giữa các nước dân chủ ở châu Âu cần phải được tiến hành từ lâu.

Điều trớ trêu là việc thực hiện những thay đổi nói trên có thể không phải là sự phản đối của châu Âu nhiều như mức mà Washington có thể nhận định. Trong hơn 75 năm qua, chính sách an ninh quốc gia của Mỹ đã gắn liền với nguyên tắc rằng Washington cần phải đóng vai trò lãnh đạo quân sự toàn cầu để bảo vệ nền dân chủ.

Khi châu Âu tìm kiếm những giải pháp nhằm xây dựng một lực lượng phòng thủ hiệu quả hơn thì các nhà ngoại giao của Mỹ và Lầu Năm Góc cần phải chấp nhận xu hướng tất yếu về mặt lịch sử này. Cho dù việc thành lập một lực lượng phòng thủ như vậy sẽ nằm trong một khuôn khổ của NATO hoặc sẽ cùng tồn tại với những sáng kiến phòng thủ khác như Sáng kiến "La bàn Chiến lược" liên quan đến việc thiết lập một lực lượng phòng thủ châu Âu mà các bộ trưởng quốc phòng EU đã thông qua gần đây, thì mục tiêu cuối cùng của nỗ lực này là cần phải hỗ trợ các đồng minh châu Âu hoạch định được một chiến lược an ninh của riêng khối này. Ukraine vẫn đang đáp trả chiến dịch của Nga nhằm tìm ra một giải pháp tồn tại bên ngoài tầm ảnh hưởng của Moskva.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine nhắm đến một kết quả mang tính chiến lược là buộc các nền dân chủ châu Âu phải từ bỏ một cấu trúc lỗi thời được duy trì từ sau Chiến tranh Lạnh, trong đó Mỹ đã đóng vai trò là "tấm khiên" bảo vệ an ninh" cho châu Âu trong một thời gian quá dài./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục