Ngày 28/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm vụ kiện hành chính do công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thép Thành Long đứng đơn khởi kiện quyết định của Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên (thuộc Cục Hải quan Hà Nội).
Trước đó, ngày 29 và 30/12/2010, Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính này. Theo bản án sơ thẩm, vụ việc bắt nguồn từ ngày 3/7/2009, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thép Thành Long làm thủ tục hải quan để nhập khẩu lô hàng 3.802,92 tấn thép cuộn tròn hợp kim, cán nóng, dạng cuộn không đều từ đối tác của Trung Quốc tại Chi cục Hải quan đường sắt quốc tế Yên Viên. Theo đó, mã hàng này được áp dụng thuế nhập khẩu là 10% và thuế VAT là 5%.
Công ty Thành Long cũng nộp kèm theo tờ khai hải quan chứng thư giám định thành phần của Vinacontrol số 09A0HQ1427 với bảng ghi thành phần hóa học của năm mẫu thép này. Sau khi kiểm tra lô hàng, Chi cục Hải quan Yên Viên “khó khăn” trong công tác xác định loại thép này có dùng trong xây dựng hay thép hợp kim hay không để xác định giá trị tính thuế và áp mã số tính thuế. Vì vậy, Chi cục Hải quan Yên Viên đã đề nghị Chi cục kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan Hà Nội) cùng phối hợp với doanh nghiệp để lấy mẫu hàng gửi đi một số trung tâm để giám định, theo đó làm cơ sở tính thuế chuẩn xác dành cho lô hàng của Công ty Thành Long.
Kết quả đầu tiên của mẫu thử được Trung tâm kỹ thuật 1 kết luận là “phù hợp thép cốt bêtông trong xây dựng” nên Chi cục Hải quan Yên Viên ra Quyết định số 115 ấn định thuế chênh lệch tăng lên so với công ty tự kê khai hơn 389 triệu đồng. Tiếp đó, Chi cục Hải quan Yên Viên lại nhận được kết luận giám định của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng 5 mẫu thép của Thành Long là “thép không hợp kim” nên ra thêm Quyết định số 132 ấn định thuế suất áp dụng tăng từ 10% lên 15%, với số tiền thuế chênh lệch tăng hơn so với công ty tự khai báo là 1,597 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, đại diện của Trung tâm kỹ thuật 1 và Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng đã căn cứ theo “tiêu chuẩn của Hội tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Mỹ” với nguồn gốc tài liệu “mua trên mạng Internet”. Song trên thực tế, chứng thư giám định của Vinacontrol Hà Nội do công ty Thành Long gửi Chi cục Hải quan Yên Viên căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam (TCVN 7446-1:2004) để phân tích. Vì thế hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã cho rằng, căn cứ áp dụng của hai đơn vị trên không phù hợp và chấp thuận kết luận của Vinacontrol trong việc xác định mặt hàng của Công ty Thành Long là “thép hợp kim, không dùng trong xây dựng.”
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã nhận định nội dung khởi kiện của công ty Thành Long là hoàn toàn có cơ sở. Do đó, tòa đã ra phán quyết yêu cầu Chi cục Hải quan Yên Viên phải hủy bỏ Quyết định 132 vì đã vi phạm nhiều trình tự, quy định của ngành này về lấy mẫu giám định./.
Trước đó, ngày 29 và 30/12/2010, Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính này. Theo bản án sơ thẩm, vụ việc bắt nguồn từ ngày 3/7/2009, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thép Thành Long làm thủ tục hải quan để nhập khẩu lô hàng 3.802,92 tấn thép cuộn tròn hợp kim, cán nóng, dạng cuộn không đều từ đối tác của Trung Quốc tại Chi cục Hải quan đường sắt quốc tế Yên Viên. Theo đó, mã hàng này được áp dụng thuế nhập khẩu là 10% và thuế VAT là 5%.
Công ty Thành Long cũng nộp kèm theo tờ khai hải quan chứng thư giám định thành phần của Vinacontrol số 09A0HQ1427 với bảng ghi thành phần hóa học của năm mẫu thép này. Sau khi kiểm tra lô hàng, Chi cục Hải quan Yên Viên “khó khăn” trong công tác xác định loại thép này có dùng trong xây dựng hay thép hợp kim hay không để xác định giá trị tính thuế và áp mã số tính thuế. Vì vậy, Chi cục Hải quan Yên Viên đã đề nghị Chi cục kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan Hà Nội) cùng phối hợp với doanh nghiệp để lấy mẫu hàng gửi đi một số trung tâm để giám định, theo đó làm cơ sở tính thuế chuẩn xác dành cho lô hàng của Công ty Thành Long.
Kết quả đầu tiên của mẫu thử được Trung tâm kỹ thuật 1 kết luận là “phù hợp thép cốt bêtông trong xây dựng” nên Chi cục Hải quan Yên Viên ra Quyết định số 115 ấn định thuế chênh lệch tăng lên so với công ty tự kê khai hơn 389 triệu đồng. Tiếp đó, Chi cục Hải quan Yên Viên lại nhận được kết luận giám định của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng 5 mẫu thép của Thành Long là “thép không hợp kim” nên ra thêm Quyết định số 132 ấn định thuế suất áp dụng tăng từ 10% lên 15%, với số tiền thuế chênh lệch tăng hơn so với công ty tự khai báo là 1,597 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, đại diện của Trung tâm kỹ thuật 1 và Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng đã căn cứ theo “tiêu chuẩn của Hội tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Mỹ” với nguồn gốc tài liệu “mua trên mạng Internet”. Song trên thực tế, chứng thư giám định của Vinacontrol Hà Nội do công ty Thành Long gửi Chi cục Hải quan Yên Viên căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam (TCVN 7446-1:2004) để phân tích. Vì thế hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã cho rằng, căn cứ áp dụng của hai đơn vị trên không phù hợp và chấp thuận kết luận của Vinacontrol trong việc xác định mặt hàng của Công ty Thành Long là “thép hợp kim, không dùng trong xây dựng.”
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã nhận định nội dung khởi kiện của công ty Thành Long là hoàn toàn có cơ sở. Do đó, tòa đã ra phán quyết yêu cầu Chi cục Hải quan Yên Viên phải hủy bỏ Quyết định 132 vì đã vi phạm nhiều trình tự, quy định của ngành này về lấy mẫu giám định./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)