Theo Bảo tàng tỉnh Yên Bái, thông tin về một di tích cổ vừa được phát hiện tại thôn Bản Ỏ, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã được kiểm chứng.
Trong quá trình canh tác, một số hộ dân trong bản phát hiện nhiều dấu tích lạ nên đã báo cáo với người có thẩm quyền ở huyện.
Huyện Văn Chấn đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiến hành thăm dò, khảo sát thực địa.
Qua thám sát tại 4 hố trên diện tích gần 100m2, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã phát hiện một số tầng móng được xếp bằng đá ông sư và rất nhiều mảnh ngói âm, dương, ngói hoa sen, mảnh gốm sứ.
Theo nhận định bước đầu của ông Lý Kim Khoa, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, thôn Bản Ỏ là khu vực xây dựng của một ngôi chùa, nhiều khả năng có từ thời nhà Trần thế kỷ 13-14.
Khu vực phía Bắc được sử dụng vật liệu tự nhiên là đá ông Sư xếp tầng, làm vỉa nền, kê chân tảng chống lún, là kiến trúc điển hình của thời Trần còn sót lại.
Các cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng diện khảo sát để xác định chính xác nguồn gốc của di chỉ này./.
Trong quá trình canh tác, một số hộ dân trong bản phát hiện nhiều dấu tích lạ nên đã báo cáo với người có thẩm quyền ở huyện.
Huyện Văn Chấn đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiến hành thăm dò, khảo sát thực địa.
Qua thám sát tại 4 hố trên diện tích gần 100m2, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã phát hiện một số tầng móng được xếp bằng đá ông sư và rất nhiều mảnh ngói âm, dương, ngói hoa sen, mảnh gốm sứ.
Theo nhận định bước đầu của ông Lý Kim Khoa, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, thôn Bản Ỏ là khu vực xây dựng của một ngôi chùa, nhiều khả năng có từ thời nhà Trần thế kỷ 13-14.
Khu vực phía Bắc được sử dụng vật liệu tự nhiên là đá ông Sư xếp tầng, làm vỉa nền, kê chân tảng chống lún, là kiến trúc điển hình của thời Trần còn sót lại.
Các cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng diện khảo sát để xác định chính xác nguồn gốc của di chỉ này./.
Đức Tưởng (TTXVN/Vietnam+)