Giới kinh doanh tại sàn cho hay trong phiên giao dịch 21/9 ở thị trường châu Á, cho hay đồng USD giảm mạnh và rơi xuống gần mức thấp nhất so với đồng yen Nhật kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, do "đồng bạc xanh" chịu sức ép trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ ra quyết định về một đợt nói lỏng định lượng mới (gói QE3), nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ đang trì trệ.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, 1 USD đổi được 76,30 yen, so với mức tương ứng 76,39 yen/USD đêm trước tại New York. Trong phiên này, đồng yen, vốn được coi là "thiên đường đầu tư an toàn," có lúc đã tăng lên mức 76,10 yen/USD, cách không xa mức cao nhất thời hậu Thế chiến II với 75,95 yen đổi 1 USD. Trong khi đó, đồng euro không thay đổi so với đồng USD, ổn định ở mức 1,3702 USD/euro song cũng giảm giá so với đồng yen, từ 104,66 yen/euro xuống 104,59 yen/euro.
Hiện giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp của FED sẽ được công bố vào lúc 18 giờ 15 phút giờ GMT ngày 21/9 (1 giờ 15 phút sáng ngày 22/9 theo giờ Việt Nam). Theo dự kiến, FED sẽ thông qua thêm các biện pháp kích thích kinh tế bằng việc tung tiền mua trái phiếu chính phủ dài hạn.
Yosuke Hosokawa, người đứng đầu bộ phận tiền tệ thuộc Ngân hàng tín thác Chuo Mitsui của Nhật Bản, nhận định rằng giới kinh doanh đang đứng ngoài thị trường để nghe ngóng kết quả cuộc họp của FED.
Nếu như FED công bố thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ, đồng USD sẽ đối mặt với áp lực bán ra rất lớn trên các thị trường và đồng yên chắc chắn trở thành mục tiêu đổ xô mua vào. Theo quan chức này, với tình hình hiện nay, không có gì ngạc nhiên nếu đồng yen một lúc nào đó phá vỡ mức cao kỷ lục thời hậu Thế chiến II.
Ngày 21/9, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi nói rằng bộ đang theo dõi sát sao hoạt động đầu cơ trên thị trường ngoại hối, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp vào thị trường nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố trên không thể ngăn cản đà tăng của đồng yen. Thị trường tiền tệ thậm chí còn phớt lờ thông tin vừa được công bố sáng cùng ngày, về việc Nhật Bản bị thâm hụt thương mại cao hơn dự kiến trong tháng 8/2011.
Trong phiên này, đồng USD cũng giảm giá so với hàng loạt các đồng tiền châu Á khác như đôla Singapore, won Hàn Quốc, đôla Đài Loan và baht Thái Lan./.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, 1 USD đổi được 76,30 yen, so với mức tương ứng 76,39 yen/USD đêm trước tại New York. Trong phiên này, đồng yen, vốn được coi là "thiên đường đầu tư an toàn," có lúc đã tăng lên mức 76,10 yen/USD, cách không xa mức cao nhất thời hậu Thế chiến II với 75,95 yen đổi 1 USD. Trong khi đó, đồng euro không thay đổi so với đồng USD, ổn định ở mức 1,3702 USD/euro song cũng giảm giá so với đồng yen, từ 104,66 yen/euro xuống 104,59 yen/euro.
Hiện giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp của FED sẽ được công bố vào lúc 18 giờ 15 phút giờ GMT ngày 21/9 (1 giờ 15 phút sáng ngày 22/9 theo giờ Việt Nam). Theo dự kiến, FED sẽ thông qua thêm các biện pháp kích thích kinh tế bằng việc tung tiền mua trái phiếu chính phủ dài hạn.
Yosuke Hosokawa, người đứng đầu bộ phận tiền tệ thuộc Ngân hàng tín thác Chuo Mitsui của Nhật Bản, nhận định rằng giới kinh doanh đang đứng ngoài thị trường để nghe ngóng kết quả cuộc họp của FED.
Nếu như FED công bố thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ, đồng USD sẽ đối mặt với áp lực bán ra rất lớn trên các thị trường và đồng yên chắc chắn trở thành mục tiêu đổ xô mua vào. Theo quan chức này, với tình hình hiện nay, không có gì ngạc nhiên nếu đồng yen một lúc nào đó phá vỡ mức cao kỷ lục thời hậu Thế chiến II.
Ngày 21/9, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi nói rằng bộ đang theo dõi sát sao hoạt động đầu cơ trên thị trường ngoại hối, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp vào thị trường nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố trên không thể ngăn cản đà tăng của đồng yen. Thị trường tiền tệ thậm chí còn phớt lờ thông tin vừa được công bố sáng cùng ngày, về việc Nhật Bản bị thâm hụt thương mại cao hơn dự kiến trong tháng 8/2011.
Trong phiên này, đồng USD cũng giảm giá so với hàng loạt các đồng tiền châu Á khác như đôla Singapore, won Hàn Quốc, đôla Đài Loan và baht Thái Lan./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)