Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian gần đây, tình trạng một số cán bộ kiểm lâm tại nhiều địa phương chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao, vi phạm quy trình công tác, thậm chí có biểu hiện lạm dụng quyền hạn, tiếp tay cho lâm tặc khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của lực lượng kiểm lâm và gây bức xúc trong dư luận.
Cụ thể, nghiêm cấm cán bộ kiểm lâm dừng phương tiện vận tải trên các tuyến đường giao thông không đúng quy định để kiểm tra lâm sản. Khi có thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân phản ánh hoặc phát hiện dấu hiệu sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức kiểm lâm, thủ trưởng đơn vị có cán bộ, công chức đó phải nhanh chóng xác minh, kết luận sự việc, xử lý hoặc đề xuất xử lý đúng pháp luật đối với cán bộ, công chức có sai phạm và trả lời cho tổ chức, người phản ánh.
Đơn vị nào để cán bộ, công chức vi phạm các quy định của ngành, sách nhiễu, nhận hối lộ hoặc có hành vi tiêu cực khác, ngoài việc phải xử lý nghiêm đối với công chức vi phạm, thì thủ trưởng đơn vị đó phải bị xử lý về trách nhiệm quản lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ trong các đơn vị kiểm lâm; đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất về hoạt động và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các đơn vị, cán bộ, công chức kiểm lâm, nhất là đối với những người được giao nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát lâm sản.
Tại nhiều địa phương, lực lượng kiểm lâm vẫn còn tập trung kiểm tra trên đường giao thông; công tác tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật tại rừng và các tụ điểm tập kết, chế biến gỗ, lâm sản bị buông lỏng, dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều hành vi gian lận, hợp thức hóa gỗ, lâm sản bất hợp pháp./.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian gần đây, tình trạng một số cán bộ kiểm lâm tại nhiều địa phương chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao, vi phạm quy trình công tác, thậm chí có biểu hiện lạm dụng quyền hạn, tiếp tay cho lâm tặc khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của lực lượng kiểm lâm và gây bức xúc trong dư luận.
Cụ thể, nghiêm cấm cán bộ kiểm lâm dừng phương tiện vận tải trên các tuyến đường giao thông không đúng quy định để kiểm tra lâm sản. Khi có thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân phản ánh hoặc phát hiện dấu hiệu sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức kiểm lâm, thủ trưởng đơn vị có cán bộ, công chức đó phải nhanh chóng xác minh, kết luận sự việc, xử lý hoặc đề xuất xử lý đúng pháp luật đối với cán bộ, công chức có sai phạm và trả lời cho tổ chức, người phản ánh.
Đơn vị nào để cán bộ, công chức vi phạm các quy định của ngành, sách nhiễu, nhận hối lộ hoặc có hành vi tiêu cực khác, ngoài việc phải xử lý nghiêm đối với công chức vi phạm, thì thủ trưởng đơn vị đó phải bị xử lý về trách nhiệm quản lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ trong các đơn vị kiểm lâm; đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất về hoạt động và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các đơn vị, cán bộ, công chức kiểm lâm, nhất là đối với những người được giao nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát lâm sản.
Tại nhiều địa phương, lực lượng kiểm lâm vẫn còn tập trung kiểm tra trên đường giao thông; công tác tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật tại rừng và các tụ điểm tập kết, chế biến gỗ, lâm sản bị buông lỏng, dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều hành vi gian lận, hợp thức hóa gỗ, lâm sản bất hợp pháp./.
Trung Thành (TTXVN/Vietnam+)