Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, ngay lập tức lãi suất huy động vàng đã giảm mạnh.
Cần thiết phải chấm dứt
Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai lại chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng vàng. Đây là điều bình thường bởi theo Thông tư 12/2012 Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được tiếp tục phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả cho đến 25/11/2012.
Tuy nhiên, trong thời gian qua một số ngân hàng thương mại đã huy động vàng ở kỳ hạn dài, thậm chí còn vượt cả mốc ngày 25/11/2012.
Đơn cử, từ ngày 16/6/2012, SCB tiếp tục phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng đợt 3/2012 với các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9 và 11 tháng. Điều đó có nghĩa, nếu khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng này vào ngày 16/6 với kỳ hạn 11 tháng, thời gian đáo hạn tận... 16/5/2013.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã phải ban hành văn bản 3854/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng để tránh phải giải quyết những trường hợp vi phạm về các quy định liên quan đến huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.
Một số chuyên gia cũng đồng tình ủng hộ chủ trương này của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho rằng, thời gian qua một số tổ chức tín dụng đã huy động vàng quá cao gây ra nhiều rối loạn trong thị trường.
Ông Kiêm lý giải, có nhiều nhân tố khác nhau khiến ngân hàng đẩy lãi suất vàng lên cao, song không loại trừ trường hợp vài đơn vị đang cố gắng "lách" để chuyển vàng thành tiền đồng, giải quyết vấn đề thanh khoản trước mắt.
Theo ông Kiêm, việc một số ngân hàng vẫn tính hướng huy động vàng từ người dân là biểu hiện chưa phản ánh đúng cung cầu. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy, một số biện pháp để ổn định thị trường trong thời gian qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề.
Bên cạnh đó, các ngân hàng huy động vàng với kỳ hạn quá dài sẽ gây khó cho việc chấm dứt toàn bộ hoạt động huy động, cho vay vàng vào ngày 25/11/2012, bởi những khoản gửi vàng sẽ “dây dưa” đến tận gần giữa năm 2013, khi các chứng chỉ ở kỳ hạn trên tới thời điểm đáo hạn.
Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó Tổng giám đốc ACB cho biết, hiện nay ACB vẫn đang phát hành chứng chỉ huy động vàng với kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9, 11 tháng. Việc ACB vẫn phát hành chứng chỉ vàng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu chi trả khách hàng, chứ không cho vay. ACB sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tức là đến gần cuối tháng 11 sẽ dừng việc huy động này.
Lãi suất huy động vàng giảm mạnh
Hiện có khoảng 11 ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ huy động và giữ hộ vàng, trong đó có 5 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán ra thị trường 40% số vàng đã huy động, các ngân hàng này còn được phép mở tài khoản mua - bán vàng với nước ngoài nhằm cân đối nguồn.
Theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng, thì còn đến 5 tháng nữa (ngày 25/11/2012), các ngân hàng mới hết thời hạn huy động vàng. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, ngay lập tức lãi suất huy động vàng đã giảm mạnh.
Tại Ngân hàng Nam Á (NamABank), chỉ sau một tháng trở lại huy động vàng, mức lãi suất cao nhất 3,6%/năm tại đây đã rút xuống còn 2%/năm, cơ cấu kỳ hạn từ 1 - 11 tháng chỉ còn từ 1 - 3 tháng.
Tại Ngân hàng Việt Á, Eximbank lãi suất huy động vàng cũng chỉ còn dao động từ 0,6-0,9%.
Các ngân hàng cũng rút ngắn kỳ hạn huy động xuống, cao nhất chỉ còn 9 tháng.
Theo lãnh đạo một ngân hàng, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động vàng để tăng thanh khoản, dùng vàng làm tài sản thế chấp để vay tiền trên thị trường liên ngân hàng, nay việc vay vốn trên thị trường này không còn quá căng thẳng, thanh khoản nhiều ngân hàng cũng cải thiện.
Bên cạnh đó, quy định các ngân hàng phải chấm dứt huy động vàng từ ngày 25/11/2012 đã khiến các ngân hàng giảm bớt hoạt động huy động vàng.
Ông Kiêm nhấn mạnh, việc giảm lãi suất trong thời gian gần đây cho thấy thị trường vàng đã có sự ổn định nhất định, đồng thời các ngân hàng đã bảo đảm tốt tính thanh khoản cũng như khâu quản trị rủi ro... Đặc biệt, đây là động thái được xem là bước đi hợp lý của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh lãi suất tiền đồng, lãi suất trần huy động đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua./.
Cần thiết phải chấm dứt
Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai lại chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng vàng. Đây là điều bình thường bởi theo Thông tư 12/2012 Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được tiếp tục phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả cho đến 25/11/2012.
Tuy nhiên, trong thời gian qua một số ngân hàng thương mại đã huy động vàng ở kỳ hạn dài, thậm chí còn vượt cả mốc ngày 25/11/2012.
Đơn cử, từ ngày 16/6/2012, SCB tiếp tục phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng đợt 3/2012 với các kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9 và 11 tháng. Điều đó có nghĩa, nếu khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng này vào ngày 16/6 với kỳ hạn 11 tháng, thời gian đáo hạn tận... 16/5/2013.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã phải ban hành văn bản 3854/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng để tránh phải giải quyết những trường hợp vi phạm về các quy định liên quan đến huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.
Một số chuyên gia cũng đồng tình ủng hộ chủ trương này của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cho rằng, thời gian qua một số tổ chức tín dụng đã huy động vàng quá cao gây ra nhiều rối loạn trong thị trường.
Ông Kiêm lý giải, có nhiều nhân tố khác nhau khiến ngân hàng đẩy lãi suất vàng lên cao, song không loại trừ trường hợp vài đơn vị đang cố gắng "lách" để chuyển vàng thành tiền đồng, giải quyết vấn đề thanh khoản trước mắt.
Theo ông Kiêm, việc một số ngân hàng vẫn tính hướng huy động vàng từ người dân là biểu hiện chưa phản ánh đúng cung cầu. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy, một số biện pháp để ổn định thị trường trong thời gian qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề.
Bên cạnh đó, các ngân hàng huy động vàng với kỳ hạn quá dài sẽ gây khó cho việc chấm dứt toàn bộ hoạt động huy động, cho vay vàng vào ngày 25/11/2012, bởi những khoản gửi vàng sẽ “dây dưa” đến tận gần giữa năm 2013, khi các chứng chỉ ở kỳ hạn trên tới thời điểm đáo hạn.
Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó Tổng giám đốc ACB cho biết, hiện nay ACB vẫn đang phát hành chứng chỉ huy động vàng với kỳ hạn 1, 2, 3, 6, 9, 11 tháng. Việc ACB vẫn phát hành chứng chỉ vàng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu chi trả khách hàng, chứ không cho vay. ACB sẽ thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tức là đến gần cuối tháng 11 sẽ dừng việc huy động này.
Lãi suất huy động vàng giảm mạnh
Hiện có khoảng 11 ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ huy động và giữ hộ vàng, trong đó có 5 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán ra thị trường 40% số vàng đã huy động, các ngân hàng này còn được phép mở tài khoản mua - bán vàng với nước ngoài nhằm cân đối nguồn.
Theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng, thì còn đến 5 tháng nữa (ngày 25/11/2012), các ngân hàng mới hết thời hạn huy động vàng. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, ngay lập tức lãi suất huy động vàng đã giảm mạnh.
Tại Ngân hàng Nam Á (NamABank), chỉ sau một tháng trở lại huy động vàng, mức lãi suất cao nhất 3,6%/năm tại đây đã rút xuống còn 2%/năm, cơ cấu kỳ hạn từ 1 - 11 tháng chỉ còn từ 1 - 3 tháng.
Tại Ngân hàng Việt Á, Eximbank lãi suất huy động vàng cũng chỉ còn dao động từ 0,6-0,9%.
Các ngân hàng cũng rút ngắn kỳ hạn huy động xuống, cao nhất chỉ còn 9 tháng.
Theo lãnh đạo một ngân hàng, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động vàng để tăng thanh khoản, dùng vàng làm tài sản thế chấp để vay tiền trên thị trường liên ngân hàng, nay việc vay vốn trên thị trường này không còn quá căng thẳng, thanh khoản nhiều ngân hàng cũng cải thiện.
Bên cạnh đó, quy định các ngân hàng phải chấm dứt huy động vàng từ ngày 25/11/2012 đã khiến các ngân hàng giảm bớt hoạt động huy động vàng.
Ông Kiêm nhấn mạnh, việc giảm lãi suất trong thời gian gần đây cho thấy thị trường vàng đã có sự ổn định nhất định, đồng thời các ngân hàng đã bảo đảm tốt tính thanh khoản cũng như khâu quản trị rủi ro... Đặc biệt, đây là động thái được xem là bước đi hợp lý của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh lãi suất tiền đồng, lãi suất trần huy động đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua./.
Thúy Hà (Vietnam+)