Ngày 1/4, tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, có một trường hợp tử vong, ba người phải nhập viện cấp cứu do ăn so biển (một loài hải sản cùng loài với sam biển và có hình dáng tương tự).
Bác sỹ Bùi Việt Hùng, Trưởng phòng y tế huyện Duyên Hải cho biết lúc 1 giờ ngày 31/3, ông Nguyễn Văn Miền, 46 tuổi, ngụ tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa nhập viện trong tình trạng nguy kịch do ăn so biển và sau đó đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa huyện Duyên Hải.
Bà Nguyễn Thị Đẹp (vợ ông Miền), 44 tuổi và hai con là Nguyễn Văn Vẹn 25 tuổi, Nguyễn Văn Chơn 16 tuổi cùng ăn so biển, bị ngộ độc được chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Trà Vinh điều trị. Hiện tại cả ba mẹ con đã qua khỏi cơn nguy hiểm.
Theo lời bà Nguyễn Thị Đẹp, ông Miền trong khi đi đánh lưới bắt được so biển nhưng nhầm tưởng là con sam nên mang về nhà luộc ăn. Không lâu sau khi ăn so biển, cả gia đình có biểu hiện ngộ độc, ông Miền bị thụt lưỡi, cả nhà được đưa đi cấp cứu tại trạm xá sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa huyện Duyên Hải. Tuy nhiên đã quá muộn với ông Miền.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tại huyện Duyên Hải đã xảy ra ba vụ ngộ độc làm hai người tử vong do ăn phải con vật dễ nhầm với sam biển này.
So biển không thể ăn được do cơ thể nó chứa chất tetrodotoxins. Chất này rất độc, tập trung chủ yếu ở bộ phận trứng của loại sinh vật này.
Người ăn thịt so, sau khi bị chất độc ngấm vào cơ thể sẽ bị đau bụng, tay chân và môi bắt đầu tê cứng. Chất độc còn gây ức chế sự dẫn truyền thần kinh tim, bệnh nhân bị suy đường hô hấp, nôn mửa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.
Cách đơn giản nhất để phân biệt so với sam biển là so không đi thành đôi như sam./.
Bác sỹ Bùi Việt Hùng, Trưởng phòng y tế huyện Duyên Hải cho biết lúc 1 giờ ngày 31/3, ông Nguyễn Văn Miền, 46 tuổi, ngụ tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa nhập viện trong tình trạng nguy kịch do ăn so biển và sau đó đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa huyện Duyên Hải.
Bà Nguyễn Thị Đẹp (vợ ông Miền), 44 tuổi và hai con là Nguyễn Văn Vẹn 25 tuổi, Nguyễn Văn Chơn 16 tuổi cùng ăn so biển, bị ngộ độc được chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Trà Vinh điều trị. Hiện tại cả ba mẹ con đã qua khỏi cơn nguy hiểm.
Theo lời bà Nguyễn Thị Đẹp, ông Miền trong khi đi đánh lưới bắt được so biển nhưng nhầm tưởng là con sam nên mang về nhà luộc ăn. Không lâu sau khi ăn so biển, cả gia đình có biểu hiện ngộ độc, ông Miền bị thụt lưỡi, cả nhà được đưa đi cấp cứu tại trạm xá sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa huyện Duyên Hải. Tuy nhiên đã quá muộn với ông Miền.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tại huyện Duyên Hải đã xảy ra ba vụ ngộ độc làm hai người tử vong do ăn phải con vật dễ nhầm với sam biển này.
So biển không thể ăn được do cơ thể nó chứa chất tetrodotoxins. Chất này rất độc, tập trung chủ yếu ở bộ phận trứng của loại sinh vật này.
Người ăn thịt so, sau khi bị chất độc ngấm vào cơ thể sẽ bị đau bụng, tay chân và môi bắt đầu tê cứng. Chất độc còn gây ức chế sự dẫn truyền thần kinh tim, bệnh nhân bị suy đường hô hấp, nôn mửa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.
Cách đơn giản nhất để phân biệt so với sam biển là so không đi thành đôi như sam./.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)