Đã thành thông lệ, sáng 14/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đã nô nức đổ về sân đình làng Vị Khê (xã Điền Xá, huyện Nam Trực, Nam Định) để thắp hương tưởng nhớ, tri ân công đức ông tổ nghề trồng hoa, cây cảnh.
Tại đây, du khách có thể thưởng lãm những "tuyệt tác" của những nghệ nhân, nhà vườn trong xã, cũng như từ các huyện xung quanh và nhiều tỉnh, thành phố khác được trưng bày trong suốt 5 ngày.
Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Vị Khê, năm nay, quy mô của lễ hội đã được mở rộng hơn nhiều so với các năm trước, nhưng vẫn giữ nguyên các lễ nghi, tập tục cổ xưa. Riêng về số lượng tác phẩm tham dự đã vượt quá con số 1.200 so với hơn 800 tác phẩm vào năm 2010. Trong số này, 5% tác phẩm có giá trị trên 1 tỷ đồng.
Ngoài các nhà vườn đến từ các huyện trong tỉnh có nghề trồng hoa, cây cảnh phát triển như Hải Hậu, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Xuân Trường và nhiều xã của huyện Nam Trực. Lễ hội năm nay đặc biệt thu hút các nghệ nhân đến từ các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội... tham gia trưng bày với hơn 300 tác phẩm.
Đến với lễ hội, du khách được hòa mình trong một không gian mở. Phần lễ diễn ra trong suốt ngày đầu tiên, gồm các nghi lễ: tế nam quan, tế nữ quan, rước hoa, cây cảnh tiêu biểu của 5 xóm thuộc làng Vị Khê về đình làng, dâng hương tri ân thành hoàng làng và ông tổ làng nghề.
Phần hội diễn ra trong 4 ngày tới với các trò chơi dân gian (cờ người, cờ tướng, tổ tôm điếm, chọi gà, chọi chim...). Đặc biệt, lễ hội còn hấp dẫn du khách với cuộc thi tay nghề tạo thế cây cảnh, thi hoa cây cảnh, nhằm bình chọn ra những tác phẩm đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong các lĩnh vực khác nhau như chim, cá, đá, hoa, cây thế... để suy tôn và trao giải thưởng.
Vị Khê là một ngôi làng trù phú nằm ven đê sông Hồng, cách thành phố Nam Định khoảng 5km. Nơi đây được coi là vùng đất tổ của nghề trồng hoa cây cảnh.
Theo các văn tự cổ còn lưu giữ được, làng Vị Khê, ban đầu có tên là "Nguyễn Gia Trang," được tướng Nguyễn Công Thành, tiên phong tả tướng của Ngô Quyền, thành lập vào năm 938 sau chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đến năm 1211, quan thái úy phụ chính Tôn Trung Tự về đây để xây dựng tòa thành bảo vệ biển Đông tên là Bảo Bình Giã. Thấy nơi đây là vùng đất đẹp, dân cư thuần phát, ngài đã truyền dạy cho nhân dân địa phương nghề trồng hoa, ươm cây.
Nghề trồng hoa của Vị Khê phát triển cực thịnh dưới vương triều nhà Trần, chủ yếu phục vụ cho hành cung Tức Mạc và đáp ứng nhu cầu của nhân dân khi Tết đến Xuân về.
Trong 800 năm qua với bao biến cố, làng hoa, cây cảnh Vị Khê vẫn tồn tại và phát triển. Đặc biệt, đến cuối triều Nguyễn, nghệ nhân Nguyễn Viết Lã đã làm rạng danh cho cả làng với đôi sanh thế trực (hiện vẫn còn được lưu giữ trong khuôn viên Ủy ban Nhân dân xã Điền Xá) đạt giải thưởng trong cuộc thi được tổ chức tại Huế.
Sau năm 1975, cây thế và cây cảnh nghệ thuật của Vị Khê phát triển đột biến, trở thành một loại hàng hóa lưu thông trong khắp cả nước.
Ngày nay, cây cảnh Vị Khê làm đẹp cho nhiều công trình, từ những nơi tôn nghiêm như hàng vạn tuế bên Lăng Bác, rồi cây thế ở Quảng trường Ba Đình, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, đến các khách sạn sang trọng, các khu du lịch, vui chơi giải trí./.
Tại đây, du khách có thể thưởng lãm những "tuyệt tác" của những nghệ nhân, nhà vườn trong xã, cũng như từ các huyện xung quanh và nhiều tỉnh, thành phố khác được trưng bày trong suốt 5 ngày.
Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Vị Khê, năm nay, quy mô của lễ hội đã được mở rộng hơn nhiều so với các năm trước, nhưng vẫn giữ nguyên các lễ nghi, tập tục cổ xưa. Riêng về số lượng tác phẩm tham dự đã vượt quá con số 1.200 so với hơn 800 tác phẩm vào năm 2010. Trong số này, 5% tác phẩm có giá trị trên 1 tỷ đồng.
Ngoài các nhà vườn đến từ các huyện trong tỉnh có nghề trồng hoa, cây cảnh phát triển như Hải Hậu, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Xuân Trường và nhiều xã của huyện Nam Trực. Lễ hội năm nay đặc biệt thu hút các nghệ nhân đến từ các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội... tham gia trưng bày với hơn 300 tác phẩm.
Đến với lễ hội, du khách được hòa mình trong một không gian mở. Phần lễ diễn ra trong suốt ngày đầu tiên, gồm các nghi lễ: tế nam quan, tế nữ quan, rước hoa, cây cảnh tiêu biểu của 5 xóm thuộc làng Vị Khê về đình làng, dâng hương tri ân thành hoàng làng và ông tổ làng nghề.
Phần hội diễn ra trong 4 ngày tới với các trò chơi dân gian (cờ người, cờ tướng, tổ tôm điếm, chọi gà, chọi chim...). Đặc biệt, lễ hội còn hấp dẫn du khách với cuộc thi tay nghề tạo thế cây cảnh, thi hoa cây cảnh, nhằm bình chọn ra những tác phẩm đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong các lĩnh vực khác nhau như chim, cá, đá, hoa, cây thế... để suy tôn và trao giải thưởng.
Vị Khê là một ngôi làng trù phú nằm ven đê sông Hồng, cách thành phố Nam Định khoảng 5km. Nơi đây được coi là vùng đất tổ của nghề trồng hoa cây cảnh.
Theo các văn tự cổ còn lưu giữ được, làng Vị Khê, ban đầu có tên là "Nguyễn Gia Trang," được tướng Nguyễn Công Thành, tiên phong tả tướng của Ngô Quyền, thành lập vào năm 938 sau chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đến năm 1211, quan thái úy phụ chính Tôn Trung Tự về đây để xây dựng tòa thành bảo vệ biển Đông tên là Bảo Bình Giã. Thấy nơi đây là vùng đất đẹp, dân cư thuần phát, ngài đã truyền dạy cho nhân dân địa phương nghề trồng hoa, ươm cây.
Nghề trồng hoa của Vị Khê phát triển cực thịnh dưới vương triều nhà Trần, chủ yếu phục vụ cho hành cung Tức Mạc và đáp ứng nhu cầu của nhân dân khi Tết đến Xuân về.
Trong 800 năm qua với bao biến cố, làng hoa, cây cảnh Vị Khê vẫn tồn tại và phát triển. Đặc biệt, đến cuối triều Nguyễn, nghệ nhân Nguyễn Viết Lã đã làm rạng danh cho cả làng với đôi sanh thế trực (hiện vẫn còn được lưu giữ trong khuôn viên Ủy ban Nhân dân xã Điền Xá) đạt giải thưởng trong cuộc thi được tổ chức tại Huế.
Sau năm 1975, cây thế và cây cảnh nghệ thuật của Vị Khê phát triển đột biến, trở thành một loại hàng hóa lưu thông trong khắp cả nước.
Ngày nay, cây cảnh Vị Khê làm đẹp cho nhiều công trình, từ những nơi tôn nghiêm như hàng vạn tuế bên Lăng Bác, rồi cây thế ở Quảng trường Ba Đình, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, đến các khách sạn sang trọng, các khu du lịch, vui chơi giải trí./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)