Theo sốliệu của Liên hợp quốc, sản lượng ngũ cốc của Syria năm 2011 chỉ đạt 4,2 triệutấn, ít hơn 10% sản lượng trung bình trong 5 năm trở lại đây.
FAO chorằng Syria cần tăng 1/3 lượng ngũ cốc nhập khẩu để bù lại sự sụt giảmnày.
Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin một máy baycủa Iran chở 40 tấn hàng cứu trợ gồm thuốc men và thiết bị y tế đã tới Syria ngày 15/3.
Đây là chuyến hàng cứu trợ đầu tiên của Iran chuyển choSyria, đồng minh của Tehran trong khu vực. Số hàng này sẽ được chuyểntới tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ Syria.
Theo Đại sứ Iran tại Syria Mohammad Reza Raouf Sheibani, hoạt động cứu trợ nàynhằm "củng cố quan hệ và thể hiện sự ủng hộ của Tehran đối với Syria."
Ông Sheibani cho biết thêm các chuyến viện trợ tiếp theo sẽ gồm lươngthực, xe cứu thương, lều bạt và chăn mền.
Trong khi đó, ngườiphát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Selouk Unal cho biếttrong vòng 24 giờ qua đã có khoảng 1.000 người Syria vượt biên giới sangThổ Nhĩ Kỳ, nâng tổng số người Syria đăng ký tị nạn tại nước này lênkhoảng 14.700 người.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã xây thêm nhiều trại tạm,đủ cho 20.000 người tị nạn Syria, tại tỉnh Sanliurfa, cáchbiên giới với Syria 910km. Ankara dự kiến số người tị nạn Syria sẽ tiếptục tăng trong những ngày tới.
Trong một diễn biến khác, tại Paris, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố Pháp phản đối việc trang bị vũ khí cholực lượng đối lập ở Syria, cho rằng việc này có thể gây ra một cuộc nộichiến ở quốc gia Trung Đông này.
Năm 2011, Pháp đã vũ trang choquân nổi dậy ở Libya để lật đổ nhà lãnh đạo MuamarGaddafi, song Paris cho rằng lực lượng đối lập ở Syria hiện chia rẽ sâusắc và không thể hợp nhất thành một lực lượng vũ trang đáng tin cậy, vìvậy nếu cung cấp vũ khí cho một phái đối lập nào đó sẽ có thể gây ramột cuộc nội chiến giữa các cộng đồng Cơđốc giáo, Alawites,Sunnis và Shiites.
Ông Juppe cảnh báo nguy cơ tình hìnhdiễn biến thành "một thảm họa nghiêm trọng hơn hiện nay"./.