Sáng 8/6 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã công bố danh sách 294 doanh nghiệp (tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2010) lọt vào danh sách "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2011".
Đây là hoạt động nhằm mục tiêu xây dựng uy tín hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, cũng như tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài xúc tiến hợp tác đầu tư.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hoạt động này nhằm quảng bá thương hiệu Việt Nam, hàng Việt ra nước ngoài. Do vậy danh sách này kỳ vọng các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực, phát huy thành tích trong thời gian tới để khẳng định vị trí và uy tín của mình trong cộng đồng doanh nghiệp thế giới...
Mặt khác, cũng là để khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa nhận thức về bảo vệ, xây dựng uy tín của mình trong kinh doanh thương mại thời kỳ hội nhập, đồng thời tiếp tục giới thiệu, quảng bá hình ảnh và uy tín của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài tìm hiểu và xúc tiến thương mại với doanh nghiệp Việt Nam.
"Quyền lợi của các doanh nghiệp được đưa vào danh sách này sẽ được Bộ Công Thương gián tiếp bảo lãnh với các thương nhân nước ngoài khi tham gia các hoạt động đấu thầu và ký kết các hợp động xuất nhập khẩu...," ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Hoạt động xét chọn, tuyên truyền "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" của Bộ Công Thương là một hoạt động thường niên, bắt đầu từ năm 2004, góp phần giới thiệu, tuyên truyền cũng như quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với các đối tác, tổ chức nước ngoài.
Tiêu chí xét chọn danh hiệu là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp; không lỗ trong 2 năm liên tiếp 2010-2011; không vi phạm pháp luật Việt Nam, luật kinh doanh quốc tế và các luật khác điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp: không bị các đối tác khiếu kiện về kỹ thuật thương mại, thương phẩm, thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các hợp đồng xuất khẩu, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển xuất khẩu, đến uy tín của giới doanh nhân Việt Nam; hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 phải đạt mức tối thiểu theo quy định thuộc các ngành hàng như: Gạo: 6 triệu USD; Cà phê: 10 triệu đô la; Cao su nguyên liệu: 5 triệu USD; Hạt tiêu: 4 triệu USD; Hạt điều: 6 triệu USD; Chè các loại: 1 triệu USD; Rau củ quả: 2 triệu USD; Giày dép: 20 triệu USD; Thủy sản: 10 triệu USD; Sản phẩm gỗ: 8 triệu USD và Dệt may là 15 triệu USD...
Danh sách các doanh nghiệp được bình xét lần này, được đăng tải chi tiết trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
Trong năm 2010, đã có 284 doanh nghiệp lọt vào danh sách này, trong đó mặt hàng thủy sản chiếm nhiều nhất với 49 doanh nghiệp, tiếp đến là Dệt may với 38 doanh nghiệp; Gạo gồm 32 doanh nghiệp và cao su với 27 doanh nghiệp.../.
Đây là hoạt động nhằm mục tiêu xây dựng uy tín hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, cũng như tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài xúc tiến hợp tác đầu tư.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hoạt động này nhằm quảng bá thương hiệu Việt Nam, hàng Việt ra nước ngoài. Do vậy danh sách này kỳ vọng các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực, phát huy thành tích trong thời gian tới để khẳng định vị trí và uy tín của mình trong cộng đồng doanh nghiệp thế giới...
Mặt khác, cũng là để khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa nhận thức về bảo vệ, xây dựng uy tín của mình trong kinh doanh thương mại thời kỳ hội nhập, đồng thời tiếp tục giới thiệu, quảng bá hình ảnh và uy tín của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài tìm hiểu và xúc tiến thương mại với doanh nghiệp Việt Nam.
"Quyền lợi của các doanh nghiệp được đưa vào danh sách này sẽ được Bộ Công Thương gián tiếp bảo lãnh với các thương nhân nước ngoài khi tham gia các hoạt động đấu thầu và ký kết các hợp động xuất nhập khẩu...," ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Hoạt động xét chọn, tuyên truyền "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" của Bộ Công Thương là một hoạt động thường niên, bắt đầu từ năm 2004, góp phần giới thiệu, tuyên truyền cũng như quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với các đối tác, tổ chức nước ngoài.
Tiêu chí xét chọn danh hiệu là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp; không lỗ trong 2 năm liên tiếp 2010-2011; không vi phạm pháp luật Việt Nam, luật kinh doanh quốc tế và các luật khác điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp: không bị các đối tác khiếu kiện về kỹ thuật thương mại, thương phẩm, thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các hợp đồng xuất khẩu, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển xuất khẩu, đến uy tín của giới doanh nhân Việt Nam; hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 phải đạt mức tối thiểu theo quy định thuộc các ngành hàng như: Gạo: 6 triệu USD; Cà phê: 10 triệu đô la; Cao su nguyên liệu: 5 triệu USD; Hạt tiêu: 4 triệu USD; Hạt điều: 6 triệu USD; Chè các loại: 1 triệu USD; Rau củ quả: 2 triệu USD; Giày dép: 20 triệu USD; Thủy sản: 10 triệu USD; Sản phẩm gỗ: 8 triệu USD và Dệt may là 15 triệu USD...
Danh sách các doanh nghiệp được bình xét lần này, được đăng tải chi tiết trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
Trong năm 2010, đã có 284 doanh nghiệp lọt vào danh sách này, trong đó mặt hàng thủy sản chiếm nhiều nhất với 49 doanh nghiệp, tiếp đến là Dệt may với 38 doanh nghiệp; Gạo gồm 32 doanh nghiệp và cao su với 27 doanh nghiệp.../.
Đức Duy (Vietnam+)