Ngày 10/3, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo "Xây dựng kế hoạch giám sát tai nạn thương tích trọng điểm giai đoạn 2011-2015."
Chương trình hành động phòng chống tai nạn thương tích của Bộ Y tế giai đoạn (2008-2010) đã có trên 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tổ chức thông tin, giáo dục truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích và có hệ thông báo cáo về tai nạn thương tích.
30% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiếp lập được mạng lưới cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tai nạn thương tích; 30% các cán bộ làm công tác phòng chống tai nạn thương tích các tuyến được tập huấn hướng dẫn cách triển khai Chương trình... Trong đó đã có 10 xã phường được công nhận đạt Cộng đồng an toàn quốc tế và 42 xã phường được công nhận đạt Cộng đồng an toàn tại Việt Nam ở 13 tỉnh...
Tại Việt Nam, tử vong do tai nạn thương tích không chủ ý là nguyên nhân thứ ba gây tử vong (chiếm 11% số trường hợp tử vong), sau các bệnh tim mạch và bệnh truyền nhiễm.
Theo Bộ Y tế, 25% tổng số trường hợp tử vong được báo cáo tại Việt Nam là do tai nạn thương tích; trong đó tử vong do tai nạn giao thông và tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng thương tích ở Việt Nam và các nước trên thế giới...
Đại diện Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế cho biết hệ thống giám sát điểm tai nạn thương tích giai đoạn (2011-2015) được triển khai theo ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2011-2012) thí điểm triển khai hệ thống giám sát điểm theo ba loại hình tai nạn thương tích chính (tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn thương tích trẻ em) tại 20 bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh, thành phố.
Giai đoạn 2 (2012-2013) thí điểm nhân rộng triển khai tại 40 bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh, thành phố đại diện cho tám vùng sinh thái.
Giai đoạn 3 (2014-2015) lựa chọn ba tỉnh đã có bệnh viện tham gia triển khai hệ thống giám sát điểm tai nạn thương tích để ứng dụng các kết quả đã đạt được và thực hiện các chương trình can thiệp./.
Chương trình hành động phòng chống tai nạn thương tích của Bộ Y tế giai đoạn (2008-2010) đã có trên 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tổ chức thông tin, giáo dục truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích và có hệ thông báo cáo về tai nạn thương tích.
30% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiếp lập được mạng lưới cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tai nạn thương tích; 30% các cán bộ làm công tác phòng chống tai nạn thương tích các tuyến được tập huấn hướng dẫn cách triển khai Chương trình... Trong đó đã có 10 xã phường được công nhận đạt Cộng đồng an toàn quốc tế và 42 xã phường được công nhận đạt Cộng đồng an toàn tại Việt Nam ở 13 tỉnh...
Tại Việt Nam, tử vong do tai nạn thương tích không chủ ý là nguyên nhân thứ ba gây tử vong (chiếm 11% số trường hợp tử vong), sau các bệnh tim mạch và bệnh truyền nhiễm.
Theo Bộ Y tế, 25% tổng số trường hợp tử vong được báo cáo tại Việt Nam là do tai nạn thương tích; trong đó tử vong do tai nạn giao thông và tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng thương tích ở Việt Nam và các nước trên thế giới...
Đại diện Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế cho biết hệ thống giám sát điểm tai nạn thương tích giai đoạn (2011-2015) được triển khai theo ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2011-2012) thí điểm triển khai hệ thống giám sát điểm theo ba loại hình tai nạn thương tích chính (tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn thương tích trẻ em) tại 20 bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh, thành phố.
Giai đoạn 2 (2012-2013) thí điểm nhân rộng triển khai tại 40 bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh, thành phố đại diện cho tám vùng sinh thái.
Giai đoạn 3 (2014-2015) lựa chọn ba tỉnh đã có bệnh viện tham gia triển khai hệ thống giám sát điểm tai nạn thương tích để ứng dụng các kết quả đã đạt được và thực hiện các chương trình can thiệp./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)