Phó giáo sư, tiến sĩ Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa cho biết, tại Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), điều đáng nguy hiểm là 65% số người mắc bệnh lại không biết mình bị mắc bệnh.
Trong khi đó, thói quen và lối sống của người dân, nhất là nhóm người mắc bệnh đã không biết kiểm soát để điều trị bệnh cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói quen sinh hoạt ăn uống. Hậu quả của bệnh tiểu đường là nguyên nhân tác động của các bệnh tim mạch, nội tiết, gan thận, mù lòa, nhiễm trùng chi.
Thông tin trên được đưa ra ngày 13/11 tại Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa đã tổ chức Hội nghị chuyên đề "Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa."
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới người mắc bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh; dự báo, đến năm 2025, số người mắc bệnh đái tháo đường khoảng 330 triệu người. Việt Nam hiện là một trong số quốc gia có số người mắc bệnh đái tháo đường cao, trung bình mỗi năm gia tăng từ 8-10%.
Đặc điểm của bệnh đái tháo đường tại Việt Nam cũng giống như tình trạng chung trên thế giới, với các dấu hiệu đặc trưng như bệnh có tốc độ phát triển nhanh, chi phí điều trị tốn kém, tốc độ trẻ hóa nhanh.
Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường ở Việt Nam thường có biến chứng sớm và nặng; bên cạnh đó là hệ thống chuyên môn yếu, đa số người dân không đủ tiền mua thuốc điều trị. Việt Nam đang đối mặt với tỷ lệ tử vong cao trong điều trị đái tháo đường, cụ thể người mới mắc điều trị đái tháo đường tử vong cao gấp 19 lần và người đang nằm điều trị tại viện là 2,7 lần.
Tại hội nghị, các chuyên gia, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã tập trung trao đổi về các giải pháp và thuốc trong điều trị cận lâm sàng; điều trị đái tháo đường trong thai kỳ; mối tương tác hai chiều giữa viêm nha chu và đái tháo đường; đặc điểm lâm sàng và bất thường Karyotpe và hội chứng turner... nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong do đái tháo đường cũng như hạn chế số người mắc bệnh mới./.
Trong khi đó, thói quen và lối sống của người dân, nhất là nhóm người mắc bệnh đã không biết kiểm soát để điều trị bệnh cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói quen sinh hoạt ăn uống. Hậu quả của bệnh tiểu đường là nguyên nhân tác động của các bệnh tim mạch, nội tiết, gan thận, mù lòa, nhiễm trùng chi.
Thông tin trên được đưa ra ngày 13/11 tại Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa đã tổ chức Hội nghị chuyên đề "Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa."
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới người mắc bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh; dự báo, đến năm 2025, số người mắc bệnh đái tháo đường khoảng 330 triệu người. Việt Nam hiện là một trong số quốc gia có số người mắc bệnh đái tháo đường cao, trung bình mỗi năm gia tăng từ 8-10%.
Đặc điểm của bệnh đái tháo đường tại Việt Nam cũng giống như tình trạng chung trên thế giới, với các dấu hiệu đặc trưng như bệnh có tốc độ phát triển nhanh, chi phí điều trị tốn kém, tốc độ trẻ hóa nhanh.
Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường ở Việt Nam thường có biến chứng sớm và nặng; bên cạnh đó là hệ thống chuyên môn yếu, đa số người dân không đủ tiền mua thuốc điều trị. Việt Nam đang đối mặt với tỷ lệ tử vong cao trong điều trị đái tháo đường, cụ thể người mới mắc điều trị đái tháo đường tử vong cao gấp 19 lần và người đang nằm điều trị tại viện là 2,7 lần.
Tại hội nghị, các chuyên gia, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã tập trung trao đổi về các giải pháp và thuốc trong điều trị cận lâm sàng; điều trị đái tháo đường trong thai kỳ; mối tương tác hai chiều giữa viêm nha chu và đái tháo đường; đặc điểm lâm sàng và bất thường Karyotpe và hội chứng turner... nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong do đái tháo đường cũng như hạn chế số người mắc bệnh mới./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)