Thông cáo báo chí ngày 8/6 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, ADB phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) sẽ hỗ trợ phát triển công nghệ thân thiện với môi trường ở châu Á thông qua việc thành lập Trung tâm tài chính (FC) và Mạng lưới Công nghệ Khí hậu (NTC).
Giám đốc khu vực về Phát triển bền vững của ADB, ông S.Chander đã nhấn mạnh hai yêu cầu cấp thiết của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là cần nhanh chóng triển khai các công nghệ mới nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong khi phát thải ít khí gây hiệu ứng nhà kính, và xây dựng năng lực trụ vững và phục hồi trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Chander cho biết Trung tâm tài chính sẽ đặt trụ sở tại Manila (Philippines) và do ADB quản lý, còn Ban thư ký của Mạng lưới Công nghệ Khí hậu sẽ đóng trụ sở ở Bangkok (Thái Lan) và do UNEP quản lý.
FC và NTC cũng sẽ đưa ra một cơ chế thí điểm về thúc đẩy giao dịch và chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường. FC có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn tài trợ cho công nghệ sạch, thông qua thúc đẩy đưa các yêu cầu về môi trường và công nghệ xanh vào các kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển quốc gia, và thí điểm áo dụng các cơ chế tài chính đổi mới. Còn NTC sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật bổ sung, tư vấn chính sách, đồng thời cũng là một diễn đàn để chia sẻ kiến thức.
ADB lưu ý rằng châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát thải nhiều nhất lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khi chỉ riêng lượng khí cácbon điôxít của ngành năng lượng khu vực đã tăng 183% kể từ năm 1990, và số người sống tại các khu vực ven biển và nông thôn - nơi sinh kế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và các lĩnh vực khác nhạy cảm với khí hậu, phải đối mặt với rủi ro từ biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng.
FC và NTC được thành lập nhằm tăng cường đầu tư vào công nghệ sạch để cắt giảm trên 12 triệu tấn khí thải cácbon điôxít gây hiệu ứng nhà kính trong vòng 10 năm tới, và giảm sử dụng năng lượng tương đương 1,5 triệu thùng dầu trong cùng kỳ.
Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường Toàn cầu, Monique Barbut cho biết quỹ này sẽ hỗ trợ 11 triệu USD. Các chính phủ Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng với Viện nghiên cứu công nghệ VITO-Flemish NV cũng đã cam kết hỗ trợ cho hoạt động của Trung tâm tài chính và Mạng lưới Công nghệ Khí hậu./.
Giám đốc khu vực về Phát triển bền vững của ADB, ông S.Chander đã nhấn mạnh hai yêu cầu cấp thiết của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là cần nhanh chóng triển khai các công nghệ mới nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong khi phát thải ít khí gây hiệu ứng nhà kính, và xây dựng năng lực trụ vững và phục hồi trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Chander cho biết Trung tâm tài chính sẽ đặt trụ sở tại Manila (Philippines) và do ADB quản lý, còn Ban thư ký của Mạng lưới Công nghệ Khí hậu sẽ đóng trụ sở ở Bangkok (Thái Lan) và do UNEP quản lý.
FC và NTC cũng sẽ đưa ra một cơ chế thí điểm về thúc đẩy giao dịch và chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường. FC có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn tài trợ cho công nghệ sạch, thông qua thúc đẩy đưa các yêu cầu về môi trường và công nghệ xanh vào các kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển quốc gia, và thí điểm áo dụng các cơ chế tài chính đổi mới. Còn NTC sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật bổ sung, tư vấn chính sách, đồng thời cũng là một diễn đàn để chia sẻ kiến thức.
ADB lưu ý rằng châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát thải nhiều nhất lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khi chỉ riêng lượng khí cácbon điôxít của ngành năng lượng khu vực đã tăng 183% kể từ năm 1990, và số người sống tại các khu vực ven biển và nông thôn - nơi sinh kế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và các lĩnh vực khác nhạy cảm với khí hậu, phải đối mặt với rủi ro từ biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng.
FC và NTC được thành lập nhằm tăng cường đầu tư vào công nghệ sạch để cắt giảm trên 12 triệu tấn khí thải cácbon điôxít gây hiệu ứng nhà kính trong vòng 10 năm tới, và giảm sử dụng năng lượng tương đương 1,5 triệu thùng dầu trong cùng kỳ.
Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường Toàn cầu, Monique Barbut cho biết quỹ này sẽ hỗ trợ 11 triệu USD. Các chính phủ Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng với Viện nghiên cứu công nghệ VITO-Flemish NV cũng đã cam kết hỗ trợ cho hoạt động của Trung tâm tài chính và Mạng lưới Công nghệ Khí hậu./.
(TTXVN)