Ngày 15/3, Tổng chưởng lý Ai Cập đã quyết định đưa 75 đối tượng ra trước tòa hình sự liên quan đến thảm kịch sân cỏ hồi tháng trước làm hơn 70 người thiệt mạng.
Trong số các bị cáo này có chín cảnh sát và ba quan chức của Câu lạc bộ bóng đá Al-Masry. Ngoài ra, có hai đối tượng vị thành niên sẽ được chuyển tới tòa thích hợp.
Đụng độ trên sân vận động ở thành phố Port Said giữa những người hâm mộ đội chủ nhà Al-Masry với người hâm mộ của đội khách Al-Ahly bùng nổ ngày 1/2 sau hồi còi chung cuộc.
Vụ hỗn loạn này là một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới khi 74 người thiệt mạng và gần 250 người bị thương.
Nhiều nhân chứng chỉ trích lực lượng an ninh đã không cố gắng ngăn chặn bạo lực.
Cùng ngày 15/3, hàng nghìn người hâm mộ của đội bóng Al-Ahly đã tuần hành ở trung tâm Cairo đòi công lý cho những người bị thiệt mạng trong thảm kịch trên.
Giơ cao các tấm ảnh nạn nhân, những người tuần hành hô khẩu hiệu phản đối Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) cầm quyền cũng như yêu cầu cải tổ Bộ Nội vụ nước này.
Sau sự kiện bi thảm ở Port Said đã xảy ra nhiều ngày biểu tình biến thành bạo lực ở Cairo làm 16 người thiệt mạng.
Dư luận Ai Cập có nhiều ý kiến cho rằng vụ bạo loạn sân cỏ đó bị sắp đặt bởi lực lượng cảnh sát hoặc những người ủng hộ cựu Tổng thống Hosni Mubarak, người bị lật đổ trong làn sóng biểu tình hồi năm ngoái./.
Trong số các bị cáo này có chín cảnh sát và ba quan chức của Câu lạc bộ bóng đá Al-Masry. Ngoài ra, có hai đối tượng vị thành niên sẽ được chuyển tới tòa thích hợp.
Đụng độ trên sân vận động ở thành phố Port Said giữa những người hâm mộ đội chủ nhà Al-Masry với người hâm mộ của đội khách Al-Ahly bùng nổ ngày 1/2 sau hồi còi chung cuộc.
Vụ hỗn loạn này là một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới khi 74 người thiệt mạng và gần 250 người bị thương.
Nhiều nhân chứng chỉ trích lực lượng an ninh đã không cố gắng ngăn chặn bạo lực.
Cùng ngày 15/3, hàng nghìn người hâm mộ của đội bóng Al-Ahly đã tuần hành ở trung tâm Cairo đòi công lý cho những người bị thiệt mạng trong thảm kịch trên.
Giơ cao các tấm ảnh nạn nhân, những người tuần hành hô khẩu hiệu phản đối Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) cầm quyền cũng như yêu cầu cải tổ Bộ Nội vụ nước này.
Sau sự kiện bi thảm ở Port Said đã xảy ra nhiều ngày biểu tình biến thành bạo lực ở Cairo làm 16 người thiệt mạng.
Dư luận Ai Cập có nhiều ý kiến cho rằng vụ bạo loạn sân cỏ đó bị sắp đặt bởi lực lượng cảnh sát hoặc những người ủng hộ cựu Tổng thống Hosni Mubarak, người bị lật đổ trong làn sóng biểu tình hồi năm ngoái./.
(TTXVN)