Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus của châu Âu đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy đầu tiên tại Mỹ, dự kiến sẽ được đặt tại thành phố Mobile, bang Alabama (Mỹ) với việc đầu tư hàng trăm triệu USD.
Nhà máy này có thể lắp ráp mỗi năm hàng chục máy bay Airbus A320 thông dụng 150 chỗ ngồi.
Đây được coi là thách thức lớn đối với hãng đối thủ Boeing của Mỹ ngay tại "sân nhà".
Hiện Airbus vẫn chưa có thông báo chính thức gì về kế hoạch trên, song giới truyền thông nhận định rằng việc Airbus "tấn công" mạnh mẽ vào thị trường Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều hãng hàng không nước này, vốn có nhiều máy bay cỡ lớn đang bị “lão hóa”, vì dòng máy bay A320 của Airbus "sản xuất tại Mỹ" sẽ có sức cạnh tranh lớn với máy bay 737 của Boeing.
Các cuộc đàm phán về việc xây dựng nhà máy của Airbus với chính quyền bang Alabama và Tập đoàn hàng không Vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS) - công ty mẹ của Airbus - đang bước sang năm thứ bảy.
Năm 2005, EADS đã đấu thầu xây dựng một dây chuyền lắp ráp máy bay A330 trị giá 600 triệu USD như là một phần trong hợp đồng trị giá 35 tỷ USD sản xuất các máy bay tiếp nhiên liệu của lực lượng Không quân Mỹ.
Song hợp đồng này cuối cùng lại về tay Boeing hồi năm 2011./.
Nhà máy này có thể lắp ráp mỗi năm hàng chục máy bay Airbus A320 thông dụng 150 chỗ ngồi.
Đây được coi là thách thức lớn đối với hãng đối thủ Boeing của Mỹ ngay tại "sân nhà".
Hiện Airbus vẫn chưa có thông báo chính thức gì về kế hoạch trên, song giới truyền thông nhận định rằng việc Airbus "tấn công" mạnh mẽ vào thị trường Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều hãng hàng không nước này, vốn có nhiều máy bay cỡ lớn đang bị “lão hóa”, vì dòng máy bay A320 của Airbus "sản xuất tại Mỹ" sẽ có sức cạnh tranh lớn với máy bay 737 của Boeing.
Các cuộc đàm phán về việc xây dựng nhà máy của Airbus với chính quyền bang Alabama và Tập đoàn hàng không Vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS) - công ty mẹ của Airbus - đang bước sang năm thứ bảy.
Năm 2005, EADS đã đấu thầu xây dựng một dây chuyền lắp ráp máy bay A330 trị giá 600 triệu USD như là một phần trong hợp đồng trị giá 35 tỷ USD sản xuất các máy bay tiếp nhiên liệu của lực lượng Không quân Mỹ.
Song hợp đồng này cuối cùng lại về tay Boeing hồi năm 2011./.
Minh Trang (TTXVN)