Ấn Độ: Ít nhất 25 người tử vong do ngộ độc rượu tại Uttar Pradesh

Theo số liệu của Hiệp hội quốc tế rượu và đồ uống có cồn Ấn Độ, mỗi năm có khoảng 5 tỷ lít rượu được tiêu thụ ở nước này, 40% trong số đó là rượu lậu và rượu giả.
Ấn Độ: Ít nhất 25 người tử vong do ngộ độc rượu tại Uttar Pradesh ảnh 1Điều trị cho các nạn nhân một vụ ngộ độc rượu tại Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cảnh sát Ấn Độ ngày 30/5 cho biết ít nhất 25 người đã tử vong do ngộ độc rượu tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc nước này.

Theo người phát ngôn cảnh sát địa phương Ajab Singh, hiện nhiều người vẫn đang điều trị trong bệnh viện sau khi uống rượu. Cảnh sát đã bắt giữ 10 người liên quan đến vụ việc.

Theo số liệu của Hiệp hội quốc tế rượu và đồ uống có cồn Ấn Độ, mỗi năm có khoảng 5 tỷ lít rượu được tiêu thụ ở nước này, 40% trong số đó là rượu lậu và rượu giả.

[Ấn Độ: 5 người tử vong và nhiều người phải nhập viện vì ngộ độc rượu]

Rượu giả, kém chất lượng do các cơ sở nấu rượu lậu chế biến mỗi năm cướp đi sinh mạng của hàng trăm người ở Ấn Độ, chủ yếu là người lao động nghèo.

Năm 2019, khoảng 150 người đã tử vong do uống rượu giả rẻ tiền ở bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.