Theo báo cáo xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu thế giới của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), Anh vừa giành lại được vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới từ Brazil và sẽ vượt qua nền kinh tế thứ 2 châu Âu hiện nay là Pháp vào năm 2013.
Tuy nhiên, trong báo cáo này CEBR cũng dự báo nền kinh tế của "đảo quốc sương mù" sẽ không tránh khỏi sự suy giảm tương đối trong vòng một thập kỷ tới và sẽ bị tụt xuống vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng toàn cầu, đứng sau cả Ấn Độ, Brazil và Nga.
CEBR cho biết Brazil đã xếp trên Anh trong danh sách những nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm vừa qua nhưng nay đã bị tụt xuống vị trí thứ 7 do đồng real của nước này yếu đi. CEBR dự báo quốc gia Nam Mỹ này sẽ lại vượt qua nền kinh tế Anh vào năm 2014, thời điểm mà nước này sẽ tổ chức Cúp bóng đá thế giới (World Cup).
CEBR nhận định các quốc gia BRIC, gồm có Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ tiếp tục củng cố vị trí thống trị về kinh tế của mình trong vòng một thập kỷ tới khi mà các nước châu Âu bị tụt hạng trong danh sách xếp hạng kinh tế toàn cầu.
Theo CEBR, chỉ có nền kinh tế đầu tàu là Mỹ và nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là Nhật Bản vẫn sẽ giữ nguyên được vị trí của mình trong 10 năm tới. Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện nay là Đức sẽ giảm hai bậc xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng, còn Pháp sẽ tụt từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 9, và Italy sẽ ra khỏi tốp 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới, sau khi rơi từ vị trí thứ 8 xuống vị trí 13.
Brazil sẽ vươn lên để thay thế Pháp ở vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và Nga sẽ leo hai bậc lên vị trí thứ 7. Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng sẽ thu hẹp khoảng cách về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với Mỹ. Hiện GDP của Trung Quốc tương đương với 53% GDP của Mỹ, nhưng đến năm 2022 con số này sẽ lên tới 83%.
Cũng theo nhận định của CEBR, Indonesia sẽ nổi lên thành một cường quốc kinh tế thế giới trong 10 năm tới, với việc tăng tới sáu bậc trên bảng xếp hạng để lọt vào tốp 10 lần đầu tiên trong lịch sử. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong Khối thịnh vượng chung và đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng toàn cầu vào năm 2017./.
Tuy nhiên, trong báo cáo này CEBR cũng dự báo nền kinh tế của "đảo quốc sương mù" sẽ không tránh khỏi sự suy giảm tương đối trong vòng một thập kỷ tới và sẽ bị tụt xuống vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng toàn cầu, đứng sau cả Ấn Độ, Brazil và Nga.
CEBR cho biết Brazil đã xếp trên Anh trong danh sách những nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm vừa qua nhưng nay đã bị tụt xuống vị trí thứ 7 do đồng real của nước này yếu đi. CEBR dự báo quốc gia Nam Mỹ này sẽ lại vượt qua nền kinh tế Anh vào năm 2014, thời điểm mà nước này sẽ tổ chức Cúp bóng đá thế giới (World Cup).
CEBR nhận định các quốc gia BRIC, gồm có Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ tiếp tục củng cố vị trí thống trị về kinh tế của mình trong vòng một thập kỷ tới khi mà các nước châu Âu bị tụt hạng trong danh sách xếp hạng kinh tế toàn cầu.
Theo CEBR, chỉ có nền kinh tế đầu tàu là Mỹ và nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới là Nhật Bản vẫn sẽ giữ nguyên được vị trí của mình trong 10 năm tới. Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện nay là Đức sẽ giảm hai bậc xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng, còn Pháp sẽ tụt từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 9, và Italy sẽ ra khỏi tốp 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới, sau khi rơi từ vị trí thứ 8 xuống vị trí 13.
Brazil sẽ vươn lên để thay thế Pháp ở vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và Nga sẽ leo hai bậc lên vị trí thứ 7. Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng sẽ thu hẹp khoảng cách về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với Mỹ. Hiện GDP của Trung Quốc tương đương với 53% GDP của Mỹ, nhưng đến năm 2022 con số này sẽ lên tới 83%.
Cũng theo nhận định của CEBR, Indonesia sẽ nổi lên thành một cường quốc kinh tế thế giới trong 10 năm tới, với việc tăng tới sáu bậc trên bảng xếp hạng để lọt vào tốp 10 lần đầu tiên trong lịch sử. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong Khối thịnh vượng chung và đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng toàn cầu vào năm 2017./.
Huy Hiệp (TTXVN)