Anh 'rớt hạng' trong danh sách đối tác thương mại lớn của Đức

Theo Destatis, trong giai đoạn từ tháng 1-7/2019, nước Anh chỉ giữ vị trí đối tác thương mại quan trọng thứ 7 của Đức với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 68,5 tỷ euro (75,5 tỷ USD).
Anh 'rớt hạng' trong danh sách đối tác thương mại lớn của Đức ảnh 1Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: Reuters)

Ngày 14/10, Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố số liệu cho thấy Anh đang "rớt hạng" trong danh sách các đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức sau khi cuộc bỏ phiếu năm 2016 trưng cầu ý dân về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, làm sụt giảm hoạt động giao thương giữa hai nước.

Theo Destatis, trong giai đoạn từ tháng 1-7/2019, nước Anh chỉ giữ vị trí đối tác thương mại quan trọng thứ 7 của Đức với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 68,5 tỷ euro (75,5 tỷ USD).

So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của Đức sang Anh giảm 4,6% xuống còn 47,1 tỷ euro, trong khi nhập khẩu giảm 3,7% xuống 21,3 tỷ euro.

[Các ngân hàng lớn đã "lạc quan hơn" về thỏa thuận Brexit]

Trong 10 đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, Anh đứng sau 6 quốc gia gồm Trung Quốc, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Italy và Ba Lan, và chỉ xếp trên Áo, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc.

Năm 2015, Anh giữ vị trí đối tác thương mại quan trọng thứ 5 của Đức.

Destatis nhấn mạnh xuất khẩu của Đức sang Anh liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2015, song đã giảm mạnh kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit tại Anh năm 2016.

Trái lại, nhập khẩu từ Anh tăng nhẹ sau cuộc trưng cầu này. Tuy vậy, khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu vẫn khá lớn.

Tính từ đầu năm nay đến tháng Bảy vừa qua, Anh đã nhập siêu từ Đức khoảng 25,8 tỷ euro.

Những bê bối trong ngành ôtô là nguyên nhân lớn khiến hợp tác kinh doanh giữa hai nước sụt giảm, với các sản phẩm ôtô và phụ tùng chỉ chiếm chưa đầy 25% trong tổng kim ngạch thương mại song phương.

Vào giai đoạn trên, xuất khẩu ôtô từ Đức sang Anh giảm 9,7%, trong khi nhập khẩu giảm 9,1%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.