Sáng 28/11, tại Hà Nội, Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) với khẩu hiệu “Giàu doanh nghiệp-Lợi cộng đồng” đã chính thức ra mắt với tổng vốn đầu tư ban đầu 7 triệu bảng Anh (tương đương 10 triệu USD).
Quỹ ra đời nhằm tài trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại Việt Nam phát triển các mô hình kinh doanh mới đem lại lợi ích thương mại cho doanh nghiệp, đồng thời tạo công ăn việc làm và cải thiện điều kiện tiếp cận sản phẩm và dịch vụ với giá hợp lý cho người thu nhập thấp, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Theo Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, VBCF là sự tiếp nối của Quỹ Thách thức Việt Nam (2009-2012) do Chính phủ Anh thông qua Bộ Phát triển Quốc tế (DFID) tài trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp tư nhân có các ý tưởng mới gắn kết với cộng đồng nhằm giúp người thu nhập thấp thoát đói nghèo, tăng thu nhập và thiết lập mối quan hệ lâu dài với nền kinh tế.
Với tôn chỉ mục đích như vậy, hoạt động của VBCF sẽ phù hợp với các quyết sách về kinh tế xã hội của Việt Nam, với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển bền vững và phát triển xanh của Việt Nam.
Phát biểu tại lễ công bố Quỹ VBCF, bà Fiona Lappin - Trưởng đại diện DFID Việt Nam, khẳng định đây là công cụ quan trọng để khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo - lĩnh vực mà từ trước đến nay vẫn do Chính phủ đảm nhiệm.
Thực tế cho thấy, Quỹ Thách thức doanh nghiệp tại nhiều nước châu Á, châu Phi đã có tác động mạnh mẽ trong việc xóa đói giảm nghèo, giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Với quy mô lớn gấp 10 lần so với Quỹ Thách thức Việt Nam trước đây và lĩnh vực hoạt động cũng mở rộng hơn nhiều, sự ra đời của VBCF đã thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của Chính phủ Anh đối với tiềm năng sáng tạo, đổi mới của khối doanh nghiệp tư nhân-khối doanh nghiệp động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Với cơ chế cùng đầu tư và dưới sự quản lý của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), VBCF sẽ tài trợ không hoàn lại tối đa 49% tổng giá trị đầu tư của các dự án thuộc ba lĩnh vực nông nghiệp, tăng trưởng xanh và hạ tầng dịch vụ cho người nghèo.
Đặc biệt, các dự án liên quan trực tiếp tới số đông người thu nhập thấp, tới nhiều phụ nữ và trẻ em sẽ được ưu tiên. Theo đó, giá trị tài trợ có thể lên tới 800.000 USD cho một dự án có tiềm năng mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp, bền vững về mặt thương mại và có thể nhân rộng lâu dài.
Tuy nhiên, thách thức với doanh nghiệp tham gia để nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ năng kinh doanh của VBCF cũng khá lớn, Giám đốc điều hành Quỹ VBCF Javier Ayala nhấn mạnh. Cụ thể, doanh nghiệp với các sáng kiến và mô hình kinh doanh cụ thể phải tạo ra được các tác động mang tính hệ thống nhằm mang lại lợi ích rộng lớn cho người thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, để nhận được tài trợ có thể lên tới tới 800.000 USD/dự án, doanh nghiệp cũng sẽ phải đóng góp một khoản vốn đầu tư tương tự như vậy khi tham gia triển khai các dự án. Ngoài ra, dự án nhận được tài trợ phải cam kết thực hiện trong hai năm.
Cụ thể, với lĩnh vực nông nghiệp, các dự án tham gia phải đáp ứng tiêu chí cải thiện tính bền vững trong quá trình sản xuất, giúp tăng doanh thu, tăng năng suất, sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao và nhất là phải có tính khả thi, giúp doanh nghiệp và đối tượng được thụ hưởng cải thiện thu nhập.
Trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, các dự án phải giúp người thu nhập thấp tiếp cận sử dụng năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng. Đối với lĩnh vực dịch vụ hạ tầng cơ bản, doanh nghiệp tham gia phải có sáng kiến giảm chi phí sản xuất vật liệu xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho vùng nông thôn phát triển.
Hạn cuối cùng để doanh nghiệp gửi “tóm tắt đề xuất kinh doanh cùng người thu nhập thấp” là ngày 28/1/2013. Hội đồng tư vấn của VBCF sẽ thẩm định đánh giá dự trên các tiêu chí đã công bố và theo nguyên tắc cạnh tranh để tìm ra 15-20 doanh nghiệp (dự án, sáng kiến) được nhận tài trợ.
Quy Thách thức Việt Nam (VCF) ra đời năm 2009 đã kết thúc vào tháng 8/2012 do Chính phủ Anh và Ngân hàng Phát triển châu Á đồng tài trợ. Quỹ đã tài trợ cho 11 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó có bảy dự án được thực hiện thành công, giúp 16.900 người thu nhập thấp được cải thiện thu nhập và tạo ra hơn 2.000 việc làm./.
Quỹ ra đời nhằm tài trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại Việt Nam phát triển các mô hình kinh doanh mới đem lại lợi ích thương mại cho doanh nghiệp, đồng thời tạo công ăn việc làm và cải thiện điều kiện tiếp cận sản phẩm và dịch vụ với giá hợp lý cho người thu nhập thấp, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Theo Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, VBCF là sự tiếp nối của Quỹ Thách thức Việt Nam (2009-2012) do Chính phủ Anh thông qua Bộ Phát triển Quốc tế (DFID) tài trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp tư nhân có các ý tưởng mới gắn kết với cộng đồng nhằm giúp người thu nhập thấp thoát đói nghèo, tăng thu nhập và thiết lập mối quan hệ lâu dài với nền kinh tế.
Với tôn chỉ mục đích như vậy, hoạt động của VBCF sẽ phù hợp với các quyết sách về kinh tế xã hội của Việt Nam, với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển bền vững và phát triển xanh của Việt Nam.
Phát biểu tại lễ công bố Quỹ VBCF, bà Fiona Lappin - Trưởng đại diện DFID Việt Nam, khẳng định đây là công cụ quan trọng để khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo - lĩnh vực mà từ trước đến nay vẫn do Chính phủ đảm nhiệm.
Thực tế cho thấy, Quỹ Thách thức doanh nghiệp tại nhiều nước châu Á, châu Phi đã có tác động mạnh mẽ trong việc xóa đói giảm nghèo, giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Với quy mô lớn gấp 10 lần so với Quỹ Thách thức Việt Nam trước đây và lĩnh vực hoạt động cũng mở rộng hơn nhiều, sự ra đời của VBCF đã thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của Chính phủ Anh đối với tiềm năng sáng tạo, đổi mới của khối doanh nghiệp tư nhân-khối doanh nghiệp động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Với cơ chế cùng đầu tư và dưới sự quản lý của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), VBCF sẽ tài trợ không hoàn lại tối đa 49% tổng giá trị đầu tư của các dự án thuộc ba lĩnh vực nông nghiệp, tăng trưởng xanh và hạ tầng dịch vụ cho người nghèo.
Đặc biệt, các dự án liên quan trực tiếp tới số đông người thu nhập thấp, tới nhiều phụ nữ và trẻ em sẽ được ưu tiên. Theo đó, giá trị tài trợ có thể lên tới 800.000 USD cho một dự án có tiềm năng mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp, bền vững về mặt thương mại và có thể nhân rộng lâu dài.
Tuy nhiên, thách thức với doanh nghiệp tham gia để nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ năng kinh doanh của VBCF cũng khá lớn, Giám đốc điều hành Quỹ VBCF Javier Ayala nhấn mạnh. Cụ thể, doanh nghiệp với các sáng kiến và mô hình kinh doanh cụ thể phải tạo ra được các tác động mang tính hệ thống nhằm mang lại lợi ích rộng lớn cho người thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, để nhận được tài trợ có thể lên tới tới 800.000 USD/dự án, doanh nghiệp cũng sẽ phải đóng góp một khoản vốn đầu tư tương tự như vậy khi tham gia triển khai các dự án. Ngoài ra, dự án nhận được tài trợ phải cam kết thực hiện trong hai năm.
Cụ thể, với lĩnh vực nông nghiệp, các dự án tham gia phải đáp ứng tiêu chí cải thiện tính bền vững trong quá trình sản xuất, giúp tăng doanh thu, tăng năng suất, sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao và nhất là phải có tính khả thi, giúp doanh nghiệp và đối tượng được thụ hưởng cải thiện thu nhập.
Trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, các dự án phải giúp người thu nhập thấp tiếp cận sử dụng năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng. Đối với lĩnh vực dịch vụ hạ tầng cơ bản, doanh nghiệp tham gia phải có sáng kiến giảm chi phí sản xuất vật liệu xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho vùng nông thôn phát triển.
Hạn cuối cùng để doanh nghiệp gửi “tóm tắt đề xuất kinh doanh cùng người thu nhập thấp” là ngày 28/1/2013. Hội đồng tư vấn của VBCF sẽ thẩm định đánh giá dự trên các tiêu chí đã công bố và theo nguyên tắc cạnh tranh để tìm ra 15-20 doanh nghiệp (dự án, sáng kiến) được nhận tài trợ.
Quy Thách thức Việt Nam (VCF) ra đời năm 2009 đã kết thúc vào tháng 8/2012 do Chính phủ Anh và Ngân hàng Phát triển châu Á đồng tài trợ. Quỹ đã tài trợ cho 11 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó có bảy dự án được thực hiện thành công, giúp 16.900 người thu nhập thấp được cải thiện thu nhập và tạo ra hơn 2.000 việc làm./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)