Phiên giao dịch ngày (3/1), áp lực chốt lời diễn ra mạnh mẽ khiến hai chỉ số chính diễn biến trái chiều nhau. Đóng cửa, VN-Index chỉ may mắn giữ được mức tăng nhẹ, trong khi HNX-Index lùi sát ngưỡng 58 điểm.
Đáng chú ý là khối lượng giao dịch vẫn giữ ở mức cao, vượt 230 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 200 nghìn tỷ đồng.
Bên sàn HoSE, đầu giờ, hoạt động mua bán diễn ra khá ăn khớp nên VN-Index trong đợt 1 tăng 2,33 điểm (+0,56%) và lên 420,68 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 7,4 triệu đơn vị, tương đương 54,7 tỷ đồng.
Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, lực cung bất ngờ tăng mạnh làm cho thị trường diễn biến xấu trở lại. Bảng điện tử cũng chứng kiến sự tuột dốc của hầu hết các mã cổ phiếu lớn, nhỏ. Chính điều này đã tác động trở lại kéo chỉ số VN-Index nhiều lúc rơi xuống sát ngưỡng 417 điểm.
Tuy nhiên, càng đến cuối phiên, với sự bình tĩnh của nhà đầu tư, dòng tiền đã quay trở lại thẩm thấu hết khối lượng bán ra, tạo cơ hội cho thị trường lấy lại sức bật.
Tại nhóm vốn hóa lớn, BVH tăng kịch biên độ, lên 42.300 đồng/cp; VNM chấp nhận giảm 500 đồng/cp vào cuối phiên; còn lại GAS, MSN và VIC đều đi ngang.
Trước sự hồi phục của thị trường thì nhiều mã trong nhóm cổ phiếu blue-chip cũng tăng trở lại; trong đó PVF giữ đà tăng trần hai phiên liên tục còn STB, VCB, HAG, HPG và ITA đều tăng trên mức tham chiếu. Một số mã chấp nhận giảm điểm ở cuối phiên như CTG, EIB, FPT, MBB, NTL...
Trong rổ tính VN30 số cổ phiếu tăng giá là 11 mã, còn lại 14 mã giảm giá và 5 mã đi ngang.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index tăng 0,92 điểm (+0,22%) và lên 419,27 điểm. Thanh khoản đạt 99,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 1.104,4 tỷ đồng.
Dẫn đầu về giao dịch trên sàn HoSE là ITA với hơn 11 triệu đơn vị, tiếp đến là KBC với 6 triệu đơn vị; còn SAM và KTB mỗi mã cũng có hơn 3 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Chỉ số VN30 đóng cửa tăng 0,52 điểm (+0,11%) và lên 491,34 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 32,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 482 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, áp lực chốt lời đã kéo HNX-Index đóng cửa giảm 1,02 điểm (-1,73%) và xuống ngưỡng 58,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 128,4 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 825 tỷ đồng.
Chỉ số HNX 30 đóng cửa cũng giảm 2,25 điểm (-2%) và xuống 110,19 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 91,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 644,2 tỷ đồng.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua hơn 1 triệu đơn vị trên sàn Hà Nội, tương ứng giá trị 8,43 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa tăng 0,12 điểm (+0,29%) và lên 42,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 756,6 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị là 756,6 triệu đồng./.
Đáng chú ý là khối lượng giao dịch vẫn giữ ở mức cao, vượt 230 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 200 nghìn tỷ đồng.
Bên sàn HoSE, đầu giờ, hoạt động mua bán diễn ra khá ăn khớp nên VN-Index trong đợt 1 tăng 2,33 điểm (+0,56%) và lên 420,68 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 7,4 triệu đơn vị, tương đương 54,7 tỷ đồng.
Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, lực cung bất ngờ tăng mạnh làm cho thị trường diễn biến xấu trở lại. Bảng điện tử cũng chứng kiến sự tuột dốc của hầu hết các mã cổ phiếu lớn, nhỏ. Chính điều này đã tác động trở lại kéo chỉ số VN-Index nhiều lúc rơi xuống sát ngưỡng 417 điểm.
Tuy nhiên, càng đến cuối phiên, với sự bình tĩnh của nhà đầu tư, dòng tiền đã quay trở lại thẩm thấu hết khối lượng bán ra, tạo cơ hội cho thị trường lấy lại sức bật.
Tại nhóm vốn hóa lớn, BVH tăng kịch biên độ, lên 42.300 đồng/cp; VNM chấp nhận giảm 500 đồng/cp vào cuối phiên; còn lại GAS, MSN và VIC đều đi ngang.
Trước sự hồi phục của thị trường thì nhiều mã trong nhóm cổ phiếu blue-chip cũng tăng trở lại; trong đó PVF giữ đà tăng trần hai phiên liên tục còn STB, VCB, HAG, HPG và ITA đều tăng trên mức tham chiếu. Một số mã chấp nhận giảm điểm ở cuối phiên như CTG, EIB, FPT, MBB, NTL...
Trong rổ tính VN30 số cổ phiếu tăng giá là 11 mã, còn lại 14 mã giảm giá và 5 mã đi ngang.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index tăng 0,92 điểm (+0,22%) và lên 419,27 điểm. Thanh khoản đạt 99,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 1.104,4 tỷ đồng.
Dẫn đầu về giao dịch trên sàn HoSE là ITA với hơn 11 triệu đơn vị, tiếp đến là KBC với 6 triệu đơn vị; còn SAM và KTB mỗi mã cũng có hơn 3 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Chỉ số VN30 đóng cửa tăng 0,52 điểm (+0,11%) và lên 491,34 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 32,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 482 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, áp lực chốt lời đã kéo HNX-Index đóng cửa giảm 1,02 điểm (-1,73%) và xuống ngưỡng 58,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 128,4 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 825 tỷ đồng.
Chỉ số HNX 30 đóng cửa cũng giảm 2,25 điểm (-2%) và xuống 110,19 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 91,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 644,2 tỷ đồng.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua hơn 1 triệu đơn vị trên sàn Hà Nội, tương ứng giá trị 8,43 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa tăng 0,12 điểm (+0,29%) và lên 42,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 756,6 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị là 756,6 triệu đồng./.
Đức Duy (Vietnam+)