Theo AFP, các nhà lãnh đạo AU đang làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Libya ngày 29/6 đã đưa ra các đề xuất để đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này, dựa trên một lộ trình hòa bình được phác thảo hồi tháng Ba vừa qua.
Một thông cáo cho hay Ủy ban Cấp cao Đặc biệt của Liên minh châu Phi (AU), trong đó có Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Tổng thống Mauritania Mohamed Ould Abdel Aziz, đã xem xét những diễn biến tại Libya trong cuộc gặp hồi tuần trước.
Thông cáo nêu rõ: "Ủy ban đã đưa ra, trong khuôn khổ lộ trình hòa bình của AU, gói các đề xuất nhằm đạt được thỏa thuận khung về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Libya."
Dự kiến, gói đề xuất sẽ được trình lên phiên họp toàn thể trong ngày 30/6 của AU để tìm kiếm sự ủng hộ.
Ủy viên Ủy ban Hòa bình AU Ramtame Lamamara cho hay các nội dung của lộ trình này bao gồm vấn đề nhân đạo, một lệnh ngừng bắn, một cuộc chuyển giao quyền lực toàn diện và "các cải cách chính trị cần thiết cho việc loại bỏ những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay."
Lực lượng nổi dậy chống nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi từng bác bỏ kế hoạch trên trừ phi ông Gaddafi phải từ bỏ quyền lực.
AU hồi tuần trước thông báo ông Gaddafi đã đồng ý đứng ngoài các cuộc thương lượng nhằm chất dứt cuộc xung đột đẫm máu bùng phát từ giữa tháng Hai tại nước này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/6, Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba đã yêu cầu nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từ bỏ quyền lực để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc ở quốc gia Bắc Phi này.
Trong cuộc họp báo tại thành phố Lambarene, miền Trung Gabon, ông Ondimba nói: "Vì lợi ích của nhân dân, đất nước và lợi ích của châu Phi, tôi kêu gọi ông Gaddafi từ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tái lập hòa bình tại Libya. Ông Gaddafi có thể làm được điều đó và cần sẵn sàng làm như vậy vì quyết định này sẽ có lợi cho đất nước, tất cả người dân Libya, cho chính bản thân và gia đình ông ta."
Theo tổng thống Gabbon, việc đồng ý từ bỏ quyền lực là giải pháp tốt nhất để trách cho Libya bị tàn phá thêm và là chìa khóa giải quyết các vấn đề ở Libya hiện nay, đồng thời việc ngừng bắn cần được thực hiện ngay để nhân dân Libya không tiếp tục phải chịu thương đau.
Trong diễn biến khác cùng ngày, ngoại trưởng các nước thành viên Ủy ban Cấp cao Đặc biệt của Liên minh châu Phi (AU) đã họp kín tại thủ đô Malabo, Guinea Xích đạo, để bàn về vấn Libya trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Bắc Phi này đang ngày càng nghiêm trọng./.
Một thông cáo cho hay Ủy ban Cấp cao Đặc biệt của Liên minh châu Phi (AU), trong đó có Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Tổng thống Mauritania Mohamed Ould Abdel Aziz, đã xem xét những diễn biến tại Libya trong cuộc gặp hồi tuần trước.
Thông cáo nêu rõ: "Ủy ban đã đưa ra, trong khuôn khổ lộ trình hòa bình của AU, gói các đề xuất nhằm đạt được thỏa thuận khung về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Libya."
Dự kiến, gói đề xuất sẽ được trình lên phiên họp toàn thể trong ngày 30/6 của AU để tìm kiếm sự ủng hộ.
Ủy viên Ủy ban Hòa bình AU Ramtame Lamamara cho hay các nội dung của lộ trình này bao gồm vấn đề nhân đạo, một lệnh ngừng bắn, một cuộc chuyển giao quyền lực toàn diện và "các cải cách chính trị cần thiết cho việc loại bỏ những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay."
Lực lượng nổi dậy chống nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi từng bác bỏ kế hoạch trên trừ phi ông Gaddafi phải từ bỏ quyền lực.
AU hồi tuần trước thông báo ông Gaddafi đã đồng ý đứng ngoài các cuộc thương lượng nhằm chất dứt cuộc xung đột đẫm máu bùng phát từ giữa tháng Hai tại nước này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 29/6, Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba đã yêu cầu nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từ bỏ quyền lực để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc ở quốc gia Bắc Phi này.
Trong cuộc họp báo tại thành phố Lambarene, miền Trung Gabon, ông Ondimba nói: "Vì lợi ích của nhân dân, đất nước và lợi ích của châu Phi, tôi kêu gọi ông Gaddafi từ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tái lập hòa bình tại Libya. Ông Gaddafi có thể làm được điều đó và cần sẵn sàng làm như vậy vì quyết định này sẽ có lợi cho đất nước, tất cả người dân Libya, cho chính bản thân và gia đình ông ta."
Theo tổng thống Gabbon, việc đồng ý từ bỏ quyền lực là giải pháp tốt nhất để trách cho Libya bị tàn phá thêm và là chìa khóa giải quyết các vấn đề ở Libya hiện nay, đồng thời việc ngừng bắn cần được thực hiện ngay để nhân dân Libya không tiếp tục phải chịu thương đau.
Trong diễn biến khác cùng ngày, ngoại trưởng các nước thành viên Ủy ban Cấp cao Đặc biệt của Liên minh châu Phi (AU) đã họp kín tại thủ đô Malabo, Guinea Xích đạo, để bàn về vấn Libya trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Bắc Phi này đang ngày càng nghiêm trọng./.
(Vietnam+)